Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương

http://hodongba.vn


Ngày tam nương, ngày con nước là ngày gì, có cần kiêng kỵ không

Ngày nay các nhà khoa học đã phải công nhận rằng quả thật là có nhịp hàng tháng hoặc sự tác động hàng tháng lên cơ thể sinh vật. ở con người, phụ nữ là dễ thấy hơn cả.
Ngày tam nương, ngày con nước là ngày gì, có cần kiêng kỵ không

Hiểu cho đúng về Ngày con nước, ngày tam nương sát. Có thực vào những ngày như vậy thì làm việc gì cũng bại không. 

1. Quan niệm dân gian về ngày Con nước

Ngày con nước lưu truyền trong dân gian Việt được coi là một ngày xấu, trăm sự đều kỵ, nhất là sự việc xẩy ra lại rơi vào giờ con nước xuống.
Ngày con nước liên quan đến thủy triều, tức là liên quan đến sức hút của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất mà cơ thể con người ta thì 70% là nước nên vào những ngày con nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lực tương tác của mặt trăng từ sức hút của nó.

“Dù ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Dù ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con.”
Di bản thứ nhất:
Tháng 1+ 7 : ngày 5 – 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 – 17 – 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 – 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 – 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 – 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 – 21

Đây là bảng lịch của ngư dân vùng biển Đồ Sơn áp dụng từ xưa đến nay để đi biển, khai thác sò, cáy trên các bãi bồi. Riêng tháng 2+8 do tính chất tháng thiếu đủ nên có thêm bớt 1 ngày nữa là 29 ( cách với ngày trước đó có 12 ngày, nhưng ngày kế tiếp của tháng sau vẫn cách là 14 ngày. Một năm có 26 ngày cố định, không thay đổi so với trường hợp tháng thiếu ngày.
Dị bản thứ hai:
Bài này nói về giờ nước kém cho dân đi câu biển bày nhau :

” Tháng giêng, tháng bảy phân minh
Mồng năm, mười chín, thìn sinh tị hồi.
Tháng tám cho lẫn tháng đôi (Tháng Hai)
Mồng ba mười bảy tị lai, ngọ hoàn
Tam(3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền 
Ngày hai mươi chín nước liền thụ thai
Mười ba sinh con thứ hai
Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào. 
Tháng tư đối với tháng mười.
Sinh con mười một cùng thời hăm lăm.
Tháng một (11) chi khác tháng năm
Đã tường mồng chín, chớ nhằm hăm ba
Tháng sáu, tháng chạp suy ra
Mồng bảy, hăm mốt ấy là nước sinh”

Ngày nay các nhà khoa học đã phải công nhận rằng quả thật là có nhịp hàng tháng hoặc sự tác động hàng tháng lên cơ thể sinh vật. ở con người, phụ nữ là dễ thấy hơn cả. Từ năm 1890, một vị thầy thuốc dưới thời Nga Hoàng đã phát hiện ra rằng cơ thể phụ nữ có liên hệ mật thiết với mặt trăng và theo chu kỳ hàng tháng. Một thí dụ điển hình là chu kỳ kinh nguyệt xảy ra mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ và chu kỳ này cứ lập đi lập lại tháng này sang tháng nọ. Khi công nhận rằng có nhịp hàng tháng tức là công nhận có sự liên quan ảnh hưởng của mặt trăng lên cơ thể con người.

Ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người nay đã thấy rõ, nhưng điều làm mọi người lo ngại nhất ấy là vấn đề tội ác. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vũ trụ đã cho rằng: sự hung bạo ở con người thường phát sinh mạnh hơn do tác động của một số hành tinh trong vũ trụ lên cơ thể các sinh vật trên quả đất. Theo A.Liber thì cơ thể con người có đến 80% là nước, khi trăng tròn, lực tác động mạnh của mặt trăng lên lượng nước ấy làm xáo trộn mọi hoạt động sinh lý vả tâm tính ở con người. Vì thế sự suy nghĩ, cân nhắc bị lệch lạc, dễ gây ra những hành động sai lầm. Riêng về não bộ, dịch não tuỷ cũng bị sức hút của mặt trăng tác động khiến cho trung tâm thần kinh dễ bị tổn thương sai lệch. Từ lâu các nhà viết tiểu thuyết thường mô tả những cảnh rùng rợn dưới ánh trăng, có thể đây là một sự trùng hợp. Tuy nhiên qua sự tính toán của cảnh sát Nhật và ở Hoa Kỳ thì bạo lực và tội ác thường xảy ra vào những đêm trăng tròn.( Xem theo lịch âm )

2. Ngày Tam nương sát là gì

Ngày Tam nương
Ngày tam nương (tam nương nhật ) theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là những ngày rất xấu. Do đó, mỗi khi khởi sự làm một việc quan trọng (như khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà, v.v...) để khỏi chuốc lấy thất bại, phải tránh khởi sự vào các ngày tam nương, gồm ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, và 27 trong mỗi tháng Âm lịch.
Tam nương là “ba người đàn bà”. Theo dân gian Trung Quốc, tam nương gồm ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự. Hầu hết sách sử Trung Quốc đều kết tội ba giai nhân tuyệt sắc này là nguyên nhân làm sụp đổ ba triều đại Hạ, Thương, Tây Chu trước Công nguyên (TCN). Các sử gia đều phỏng chừng ba sự kiện “tan nhà đổ nước” này lần lượt xảy ra trong các năm như sau: 
1. Muội Hỉ (sinh ngày mồng 3 tử ngày mồng 7 ( ngày Mão )mê hoặc vua Kiệt (tức Lý Quý , cai trị? - 1600 TCN), làm sụp đổ nhà Hạ (khoảng 2100 TCN - 1600 TCN).

2. Đát Kỷ (người Việt quen gọi Đắc Kỷ)(sinh ngày 13 tử ngày 18 ( ngày Thìn ) (mê hoặc vua Trụ (tức Đế Tân , cai trị khoảng 1154 TCN - 1066 TCN), làm sụp đổ nhà Thương (khoảng 1600 TCN - 1066 TCN). Huyền thoại đề quyết nàng Đát Kỷ là con cáo cái thành tinh (hồ ly tinh), có phép hoá ra mỹ nhân.

3. Bao Tự (sinh ngày 22 tử ngày 27 ( ngày Mùi ) (?-771 TCN) mê hoặc vua U (tức Cơ Cung Niết , cai trị 781 TCN – 771 TCN), làm sụp đổ nhà Tây Chu (khoảng 1066 TCN - 771 TCN).Vua U chưa bao giờ thấy Bao Tự cười, ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng ngàn lạng vàng. Nàng thích nghe tiếng lụa bị xé, vua U cho xé lụa ngày đêm để nàng vui, thậm chí còn cho đốt lửa trên các hoả đài để đánh lừa các chư hầu đem quân về cứu Thiên tử nhà Chu (vua U). Bao Tự đứng trên lầu cao, nhìn cảnh chư hầu mắc lỡm, cười ngặt nghẽo. Hậu quả, khi bị quân Khuyển Nhung vây khốn nguy ngập, vua U cho đốt lửa trên hoả đài thì các chư hầu không thèm về cứu vì đinh ninh đó là trò lừa bịp cốt làm vui lòng người đẹp.

Ngày tam nương, ngày con nước là gì, có cần kiêng kỵ không

Bao tự cười là U vương mất nước

Theo dân gian Trung Quốc, ngày tam nương là ngày ba nàng Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự được đưa vào nội cung của ba ông vua bị mang tiếng là rất hiếu sắc, tham dâm, bạo ngược vô đạo nói trên. 

Thực ra theo phong tục tập quán của Việt Nam thì vào những ngày đó Ngọc Hoàng thượng Đế sai 3 cô gái xinh đẹp ( Tam nương ) xuống hạ giới ( giáng hạ ) để làm mê muội và thử lòng con Người (nếu ai gặp phải) làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc v.v.
Cũng là lời khuyên răn của Tiền Nhân cho con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc.
Trong khoa Chiêm Tinh thì ngày Tam nương, Nguyệt kỵ không được cho là quan trọng so với các sao chính tinh và ngày kiêng kỵ khác như : Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..

Nguồn tin: lichvannien365.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây