SỬ GIA TƯ MÃ THIÊN & HẬU DUỆ HỌ ĐỒNG

Thứ bảy - 16/05/2020 22:23
Hiện nay một số chi họ Đồng có nguồn gốc lâu đời và có xuất đinh lớn ở Việt Nam đều truyền tụng nhiều đời rằng, dòng họ có nguồn gốc từ họ Tư ở Trung Quốc. Không những thế nhiều dòng họ còn lưu lại các bản gia phả cổ sao lại bằng chữ Hán từ nhiều đời rằng
Tượng sử gia Tư Mã Thiên
Tượng sử gia Tư Mã Thiên

TÌM HIỂU VỀ SỬ GIA TƯ MÃ THIÊN – CÓ HẬU DUỆ ĐỔI THÀNH HỌ ĐỒNG.

Giỗ Giỗ Tổ họ Đồng Đại Hợp- Cụ Tổ là Đồng Tiến Triều- cụ là quan Tứ trụ triều đình nhà Mạc, tại đây đã có gia đình chuyển họ thành họ Tư mấy đời.

Thông qua quá trình tìm hiểu một thời gian khá dài, nhận thấy rằng một số chi họ Đồng có nguồn gốc lâu đời và có xuất đinh lớn ở Việt Nam, con cháu truyền tụng nhiều đời rằng: dòng họ Đồng có nguồn gốc từ họ Tư ở Trung Quốc. Không chỉ thế, chi họ Đồng Phù Lưu, Nghệ An; chi họ Đồng Cổ Loa, Đông Anh, Tp Hà Nội; họ Đồng Tân Phong, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng… còn lưu lại các bản gia phả cổ sao lại bằng chữ Hán từ nhiều đời rằng: dòng họ có nguồn gốc từ họ Tư; nhưng đặc biệt hơn cả là có chi họ Đồng ở thôn Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng, từ mấy đời nay, do trong họ có người làm thầy cúng, cụ giỏi chữ Hán, trước đây khi cụ đọc gia phả biết thân thế và chi họ mình có nguồn gốc từ họ Tư, thế là cụ nhất quyết yêu cầu con cháu cụ phải đổi giấy khai sinh và chuyển sang họ Tư. Ngày nay nhánh con cháu họ Tư này vẫn không quên cội nguồn ở Việt Nam, vào dịp giỗ Tổ họ Đồng tại từ đường chính thuộc thôn Đại Lộc, xã Đại Hợp, con cháu gia đình họ Tư này vẫn về Đại từ đường họ Đồng Đại Hợp để tham gia các Đại lễ Chạp tổ và các tập tục truyền thống của tộc họ.

Để tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc dòng họ, mấy năm trờ về đây bà Đồng Thị Hồng Hoàn luôn cố gắng tìm hiểu, sưu tầm các thư tịch cổ của họ Đồng có nguồn gốc về họ Tư ở Trung Quốc, đặc biệt bà đã sưu tầm một số tài liêụ nói về sử gia Tư Mã Thiên ở Việt Nam và Trung Quốc, vì vướng vào vụ án Lý Lăng, mà cụ Tư Mã Thiên đã phạm vào tội cung hình của triều đình đương thời, vì thế cụ đã phải giấu đi hai người con trai, một người mang họ Đồng, một người mang họ Phùng

Dưới đây là một số tài liệu mà bà Hoàn đã sưu tầm liên quan đến họ Đồng Việt Nam và họ Tư Trung Quốc, cũng như tài liệu về hậu duệ họ Đồng của sử gia Tư Mã Thiên.

- Gia phả họ Đồng, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay là gia phả cổ nhất còn tìm thấy được, được viết bằng chữ Hán năm 1628, bổ sung hoàn thành năm 1678, có ghi 1 đoạn nói về họ Đồng Mã (gốc họ Tư)[2] như sau:

"…同 族 世 譜. 序. 却 說, 家 之 有 譜,猶 国 之 百 史, 史 以 记 政 事 得 失,譜 以 记 世 次 先 後 甚 矣 譜 之 不 可 無 也 我 同 族 一 今 族 也.

               一人                  ,至 中 間 二 人 適 乂 安 縝 一 居 石 何 社 一 居 瓊 流 社, 厥 後 一 人適 居 清 化 鎮, 廣 昌 縣 芙 留 礼 名 同 如 鴻 景 興 稹 仕 至 郡 公 …"

Phiên âm:

"...Đồng tộc thế phả. Tựa: Khước thuyết, gia chi hữu phả, do quốc chi bách sử, sử dĩ ký chính sự đắc thất, phả dĩ ký chế thứ tiên hậu thậm hỹ phả chi bất khả vô dã ngã đồng tộc nhất kim tộc dã. Tương truyền kỳ tiên Trung Quốc nhân Đồng Mã thị bất tri hà duyên cố nhất nhập thích bản quốc, Hải Dương trấn, Nam Gián xã, cư yên Tư tự gia nhất họa vị Đồng tự. Chí trung gian nhị nhân thích Nghệ An trấn, nhất cư Thạch Hà xã, nhất cư Quỳnh Lưu xã, quyết hậu nhất nhân thích cư Thanh Hóa trấn, Quảng Xương huyện, phù lưu lễ danh Đồng Như Hồng thời Cảnh Hưng là Chí sỹ quận công..."

Tạm dịch:

"...Nhà có gia phả, còn nước thì có sử. Sử ghi lại các việc lớn của đất nước. Gia phả ghi từng đời theo trước sau. Gia phả không thể không ghi lại một cách rõ ràng cụ thể. Gia phả họ Đồng, tương truyền rằng trước đây Tổ tiên là người Trung Quốc - họ Đồng Mã, nhưng không truyền tại duyên cớ gì sang bản quốc cư trú tại xã Nam Gián[3], trấn Hải Dương; Họ là từ chữ Tư () rồi thêm một nét xổ thành chữ Đồng ().

Thời gian sau, có 2 vị từ Hải Dương đến trấn Nghệ An[4], một người ở xã Thạch Hà, một người đến cư trú tại xã Quỳnh Lưu. Sau đó, một người đến cư trú ở Phù Lưu, huyện Quảng Xương, trấn Thanh Hóa, lấy danh là Đồng Như Hồng- vào triều Cảnh Hưng[5] (TK XVIII) là chí sỹ quận công..."

Như vậy, có thể khẳng định được họ Đồng ở Cổ Loa có nguồn gốc từ họ Tư Mã và Tổ họ Đồng Mã Việt Nam phát tích từ trấn Hải Dương (nay cụ thể là Triền Dương, Cổ Thành), Chí Linh), rồi hậu duệ các cụ đi các tỉnh như Hà Nội (Đông Anh), Thanh Hóa và các tỉnh khác.

Trước khi phát hiện về "Gia phả họ Đồng Cổ Loa, Đông Anh", theo nghiên cứu của TS. Đồng Xuân Thành và gia phả Gia tộc Đồng Xuân Phái ở Đông Anh Hà Nội, thì họ Đồng là gốc Tư Mã Lượng, sang Việt Nam từ thời nhà Tấn- lập nghiệp đầu tiên tại đất Tư Nông (Thái Nguyên ngày nay), sau đó di chuyển xuống Đông Anh, Hà Nội, rồi xuống xứ Hải Dương vùng Chí Linh, Nam Sách và Kim Thành sau đó cứ ven biển ra đi lập nghiệp tại các địa phương vùng biển Việt Nam.

- Tài liệu sưu tầm của bà Đồng Thị Hồng Hoàn, bản dịch của tác giả Huỳnh Chương Hưng – Giảng viên khoa ngữ văn Đại học Quy Nhơn, về bản dịch bài viết: “ Vì tránh họa mà đổi họ” của hai tác giả nổi tiếng về nghiên cứu Văn hóa - lịch sử Trung Hoa là Trương Tráng Niên (张壮年) – Trương Dĩnh Chấn (张颖震) trong tạp chí "Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã", năm 2005, có đoạn như sau:

Sử học gia nổi tiếng thời Tây Hán là Tư Mã Thiên (司马迁) (145 TCN – 86 TCN) vì bị liên luỵ trong vụ án Lý Lăng (李陵) nên phải chịu cung hình.

Để bảo toàn gia tộc, phải báo quan là không có con trai nối dõi, vì thế 2 người con trai của ông buộc phải đổi họ. Người con trưởng là Tư Mã Lâm (司马临) từ họ phức là Tư Mã (司马) đã lấy chữ Mã (马) đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (冯). Người con thứ là Tư Mã Quan (司马观) từ họ phức Tư Mã (司马) lấy chữ Tư (司) đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (同), nhưng 2 dòng họ này vẫn nhớ đến dòng họ gốc Tư Mã(chữ Hán: 司马) của mình.

Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn (寨徐龙门) thuộc Hàn Thành (韩城) Thiểm Tây (陕西) quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng (冯), họ Đồng (同) rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay, hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, vì họ đều là người một nhà...."

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ HỌ ĐỒNG CÓ GỐC HỌ TƯ Ở TRUNG QUỐC

(Đặng Hà Vân dịch).

Phần một:

Miếu thờ Tư Mã Thiên tọa lạc tại tỉnh Thiểm Tây, huyện Chi Xuyên, cách thành phố Hàn Thành 10 km, hướng đông tây dài 555m, hướng Nam Bắc rộng 229m, diện tích 45 nghìn m2. Phía đông giáp sông Hoàng Hà, phía tây giáp Lương Sơn, phía trước miếu thờ có sông Chi Thủy chảy quanh, cảnh sắc nên thơ, tuyệt mỹ, là một trong những thắng cảnh đẹp nhất thành phố Hàn Thành. Nói đến Hàn Thành có một điển tích: Chi Thủy tên gốc là Đào Lương Thủy, tương truyền rằng: Hán Vũ Đế đến Linh Chi thuộc phía bắc của Đào Lương Thủy, nên đổi tên thành Chi Thủy; cho đến nay tại phía tây thôn Lã Trang vẫn còn di tích “Am linh chi”, năm 2014 được xếp hạng thanh lam thắng cảnh cấp quốc gia AAAA(cấp 4).

 Theo truyền thuyết, thời nhà Nguyên một lần gặp động đất, thôn Nam Cao Môn bị chôn vùi. Trưởng môn nhà họ Phùng tên Phùng Khánh, con thứ nhà họ Đồng tên Đồng Mậu dẫn mọi người dời đến chân núi Lão Ngưu khai hoang lập nên thôn trang, lấy tên là Tục Thôn, có  nghĩa là nơi  hậu duệ nhà họ Tư mã tiếp tục sinh sống, sau này sửa thành Tư Thôn. Tư Thôn không có một gia đình nào mang họ Tư, đại đa số mang họ Đồng và họ Phùng. Đến nay Từ đường họ Phùng đã không còn tồn tại.Từ đường họ Đồng nguyên có 7 nơi thờ, hiện nay chỉ còn 2 hộ, một nhà ở trước đại môn  có treo một bức hoành: ”Hán thái sử duệ” còn một nhà trước đại môn treo bức hoành: “Hán Thái Sử Di Tư”. Tương truyền tại nơi có cả con cháu nhà họ Đồng và nhà Họ Phùng, nếu thiếu một họ thì không được phép khai Tế. Đến nay con cháu họ Phùng và họ Đồng không được phép kết hôn vì vẫn được coi là cùng huyết thống.[1]

Phần 2: Lễ tế dân gian Tư Mã Thiên tại Hàn Thành.

Lễ tế dân gian Tư Mã Thiên –vị sử học gia, văn học, tư tưởng học vĩ đại của Trung quốc do hậu duệ của Tư Mã Thiên tổ chức  tại tỉnh Thiểm Tây là một trong những hoạt động thuộc hạng mục bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh Thiểm Tây. Hoạt động tế bái này bắt đầu hình thành Tư thời Tây Hán, tính đến nay đã có 2000 năm lịch sử.

Trải qua hơn hai nghìn năm- nhưng con cháu sử gia Tư Mã Thiên do đổi họ Đồng- họ Phùng, nhưng vẫn nhớ ngày giỗ tổ và tổ chức lễ hội ngày tế lễ sử gia.

Con cháu nhà Tư Mã không mang họ Tư Mã mà mang họ Phùng và họ Đồng. Hai họ luôn có một quy ước chung đó là: “Phùng Đồng nhất gia”, “Phùng Đồng bất phân”, “Phùng Đồng bất hôn”. Đến ngày lễ thanh minh hằng năm, 2 họ đều cùng vào chung một Tư đường, cùng bái chung một tổ tiên, và cùng gọi Tư Mã Thiên là Tư Mã Gia.

Lễ tế Tổ của người làng Tư Thôn không giống với những nơi khác, đến ngày lễ thanh minh hàng năm họ đều diễn một vở “Kịch Chạy”. Đêm trước ngày thanh minh, hai họ ở Tư thôn bày biện hương án, lễ phẩm. Bên cạnh lăng kính thần tế tổ là sân khấu kịch, trên sân khấu tiếng đàn ca náo nhiệt, dưới sân khấu người dân khấu bái. Đột nhiên, tất cả đèn đều vụt tắt, tiếng nhạc cũng ngừng theo, diễn viên vẫn mặc phục trang cầm theo nhạc cụ chạy từ trên sân khấu xuống, người dân chạy theo sau chạy về Cửu Lang miếu ở phía đông thôn, trong lúc chạy nếu giày dép hoặc quần áo rơi đều không được nhặt lên. Trong khi đó tại sân khấu ở miếu Cửu Lang đã được chuẩn bị trước, chỉ cần nhìn thấy người diễn viên chạy đến là tiếng nhạc lại nổi lên, đại kịch lại bắt đầu khai diễn, tới lúc đó buổi lễ thanh minh của người Tư thôn mới chính thức bắt đầu, vào ngày lễ này người dân náo nhiệt khôn xiết, chúc mừng nhau giống như trải qua ngày tết truyền thống.

 Phần 3:

Bản dịch: [Một số điều về Tên Họ] - Tư Thôn Hàn Thành Thiểm Tây không có người họ Tư:

Hàn Thành không chỉ mang đặc trưng nền văn hóa Hoàng Hà, quan trọng hơn, tại mảnh đất này mang một dấu ấn sâu đậm của “Sử Ký”. Hàn thành, quê hương của Tư Mã Thiên, miếu thờ của Tư Mã Thiên nằm trên bờ sông Hoàng Hà. Tại thành phố này có một bí mật được ẩn giấu, đó là một nơi mang tên Tư thôn. Cổng thôn có một tấm bia đá khắc lên 4 chữ: “Pháp Vương Hình Cung”, 4 chữ này sau khi đọc sẽ có rất nhiều người không hiểu nghĩa, nhưng người làng Tư thôn sẽ tới và chỉ cho bạn rằng: “Hãy đọc ngược tấm bia trên...”. Quả nhiên khi đọc ngược những chữ trên tấm bia, sẽ trở thành:” Cung Hình Uổng Pháp”: (Uổng Pháp có nghĩa là làm trái theo luật pháp). Một nghìn người trong Tư thôn không có bất kỳ ai họ Tư, người trong thôn lý giải nghĩa của Tư “Tư” như sau: “Tư, Dư Nhị Nhân Dã”, nhị nhân ở đây không phải là chỉ 2 người mà chỉ 2 chi họ: Đó là họ Phùng và họ Đồng. Hai họ Đồng và họ Phùng ngàn năm nay vẫn giữ truyền thống không kết hôn, hủ tục này mãi đến năm 1963 lần đầu tiên mới được bãi bỏ.

Phần 4:

Tư Thôn: cuộc sống và mơ ước của hậu duệ sử ký (2006-03-09[2])

Năm nay là năm kỷ niệm 2150 ngày mất của Tư Mã Thiên-nhà sử gia, văn học gia, tư tưởng gia kiệt xuất của đất nước chúng ta. Theo truyền thuyết người làng Tư Thôn là hậu duệ của Tư Mã Thiên, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày tế của Tư Mã Thiên, bài báo này nhằm biểu đạt niềm thương nhớ và tôn kính tới Tư Mã Thiên - Tác giả Kim Thạch.

Hậu duệ của Tư Mã Thiên không có họ Tư Mã.

Hậu duệ của Tư Mã Thiên, đều sinh sống tại Tư Thôn. Có một điều đặc biệt rằng, thôn có 1150 người thì không có một người nào họ Tư Mã, cũng không có một người nào họ Tư. Trong thôn chủ yếu có 2 dòng họ hợp thành, một là họ Đồng, hai là họ Phùng. Từ hai nghìn năm nay, hai họ Phùng- Đồng cùng chung một Từ đường, Từ đường thờ cùng một vị Tổ Tiên đó là “Cha đẻ của sử học Trung hoa”- Tư Mã Thiên.

Cụ Đồng Vĩnh Linh- 80 tuổi kể cho tác giả nghe về truyền thuyết hàng nghìn năm của làng Tư thôn:

Đến nay trong thôn có 800 nhân khẩu, họ Phùng có 170 người. Những người họ khác không nhiều, đại đa số là Tư ngoài vùng chuyển đến.

Lễ tế tự hai nghìn năm không gián đoạn

Khi vào trong thôn, cảm giác như đang bước vào một nhà tưởng niệm của Tư Mã Thiên, những người dân trong thôn như những nhà hướng dẫn viên, giới thiệu cho khách về Tư thôn. Chủ đề những câu chuyện của những người dân không ngoài nói về Tư Mã Thiên, ngoài ra trên những Thiên trúc trong thôn chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra những liên tưởng của người dân về Tư Mã Thiên.

Tư thôn lưu truyền “ Tư Mã Thiên Tố Tượng Lưu Đại Tu” 、“Hốt Tất Liệt Đại Tế Tư Mã Thiên” và rất nhiều những câu chuyện truyền thuyết nhân gian nói về Tư Mã Thiên, người Tư thôn khẩu truyền tâm ký Tư đời này sang đời khác. Giúp cho những đứa trẻ từ bé đã biết đến những công lao và nỗi hàm oan của Tư Mã Thiên. Ông Đồng Học Hiền mấy năm trước về hưu quay trở lại thôn, ông đã viết lại câu chuyện về Tư Mã Thiên và in thành truyền đơn để phát cho học sinh. Tư thôn còn thành lập “Tư Mã Thiên Tế bái Ủy Viên Hội” và “Nhóm Nghiên cứu về Tư Mã Thiên”…

Mặc dù Tư thôn không có họ Tư Mã nhưng vẫn có Từ đường họ Tư Mã. Nghe nói có lúc nhiều nhất lên đến 9 Từ đường Tư Mã, sau cách mạng đa số những từ đường đều bị phá hủy, hiện giờ chỉ còn 2 Từ đường. Trong đó phía đông thôn là “ Hàn Thái Sử  Duệ”, năm ngoái (2005) hỏa hoạn nên đại bộ phận bị sụp đổ, chỉ còn lại một phòng khách; một Từ đường ở phía nam thôn “ Hàn Thái Sử Di Tư” hoàn mỹ bất tổn, là nhà Từ đường chung của 2 họ Đồng-Phùng.

Trong thôn có một hồ nhỏ, hình dáng giống khiên mài mực, vì vậy người dân trong thôn gọi là hồ mực Sử Cung.

 Đồng Dũng Linh nói, vì nỗi uẩn ức của Tư Mã Thiên, người dân trong thôn vẫn cảm thấy tiếc cho Cụ, vì Cụ đã đóng góp những cống hiến to lớn nhưng lại bị chịu cực hình, cuối cùng phải mất mạng. Nhưng trong xã hội phong kiến, họ không được phép công khai tế bái Tư Mã Thiên, nên cũng càng không thể nói về nỗi oan khiên của Cụ. Họ chỉ có thể thông qua giả bái Thần thánh để lễ bái Tư Mã Thiên, thông qua những văn bản, ký tự ngầm ám chỉ về nỗi hàm oan của Cụ, những điều này chỉ có những người dân trong thôn mới biết rõ. Chỉ đến khi giải phóng, họ mới được quyền nói lên những điều đó, lần họp mặt đầu tiên của hội nghiên cứu về Tư Mã Thiên được tổ chức tại Hàn thành, sau khi nghe tuyên bố Tư Mã Thiên được gọi là “Sử Thánh”, họ đã rất kích động, tiếng vỗ tay liên tục không ngừng.

Người Tư thôn, không hổ danh là hậu duệ của Tư Mã Thiên, có một khí chất văn hóa sâu rộng, đại lượng về truyền thuyết không nhắc đến, một thôn tự nhiên bé nhỏ, cảnh quan có Minh bát cảnh và Âm bát cảnh, Minh bát cảnh là chỉ những cảnh quan mà mắt thường có thể nhìn thấy được, Âm bát cảnh chỉ những văn hóa về tinh thần. Âm bát cảnh có một cảnh được gọi là “Tư Mã Song Đỉnh”, là chỉ Tư Mã Đàm và Tư Mã Thiên hai cha con, là hai nhân vật kiệt xuất của nhà Tư Mã, tượng trưng như hai ngọn nủi .

Theo thông tin của người Kế toán của làng Tư thôn, người làng Tư thôn rất coi trọng văn hóa, 80% có trình độ cấp 2 hoặc cấp 3 trở lên. Những năm gần đây, mỗi năm đều có 7 đến 8 người đỗ đại học, nhiều nhất là mười người. Những năm trước, mỗi khi có một học sinh đỗ đại học, cán bộ trong thôn đều dẫn những em nhỏ học tiểu học đến nhà những người đó để treo một bức hoành, sau này khi đã có nhiều người đỗ đại học thì hoạt động này cũng đã dừng lại.Trong thôn có một trường tiểu học, chỉ có 32 học sinh là từ lớp 3 trở lên, 3 giáo viên. Thôn ủy đã dựng một nhà bếp và cử người nấu ăn cho giáo viên, điều này không có ở những thôn khác.

Tính cách của người làng Tư thôn

Có người nói, vào hai thời Minh, Thanh, Thiểm Tây có một nửa đất là của Hàn thành. Theo thống kê, trong thời nhà Minh-Thanh có rất nhiều người đỗ đạt Cử nhân, hiến sinh, tiến sỹ. Vì vậy người Hàn thành có câu nói;”Đi vào nhà Tư Mã, người tài còn nhiều hơn con lừa”.

Người làng Tư thôn rất coi trọng Thiên đức, nhưng dường như họ vì tổ tiên phải chịu nỗi nhục của vương triều phong kiến nên họ không có nhã hứng đối với việc làm quan, điều này khác hẳn đối với những thôn khác. Đồng Vinh Ân nói, người Tư thôn có một câu nói:” Đọc sách là không phải để làm quan, mà chỉ để hiểu đạo lý”. Sau Tư Mã Thiên, người làng Tư thôn không có người nào làm quan to. Vào thời Minh-Thanh, người Tư thôn có 11 người thi đỗ Cử nhân, nhưng bọn họ mặc dù không đi thi cũng vẫn được hoàng đế phong quan đến chức tiến sỹ. Hiện tại, người Tư thôn có chức vụ cao nhất là Trưởng Quản Cung Văn Hóa Hàn thành.

Đối với người làng Tư thôn có một vài những điều khúc mắc. Thứ nhất là những tranh luân về nơi ra đời của Tư Mã Thiên.

Sơn Tây, Hà Tân có thôn Hưng Phong, có hơn 1500 người, trong đó có hơn 20 hộ, 100 người mang họ Phùng, họ cũng tự nhận là hậu duệ của Tư Mã Thiên. Họ nói, ngày trước họ Phùng được hưởng sự đối xử đặc biệt như nhận được thức ăn của hoàng gia và không phải quỳ trong nghi lễ cộng đồng. Các bản đồ địa phương của nhà Minh - phiên bản Long Khánh và phiên bản “Qing Guangxu Hejinzhi” được đánh dấu bằng "làng Tư Mã Thiên". Họ cũng giữ lại một thẻ vải, là một di tích do Tai Shigong để lại. Gia phả cổ được ghi chép trên thẻ vải đã đạt đến 62 đời.  Họ Tư của làng Hưng Phong đã tôn sùng thẻ vải trong việc thảo luận các vấn đề quan trọng.

 Mặc dù hầu hết các học giả thừa nhận rằng nơi sinh của Tư Mã Thiên Sima Qian là ở Hàn Thành-Hancheng, nhưng người làng Tư Thôn Xucun vẫn cảm thấy không yên tâm.

Vì vậy, đa số nhà nghiên cứu cho rằng nơi sinh của Tư Mã Thiên là tại Hàn Thành, nhưng người làng Tư thôn vẫn chưa thấy hài lòng.

Thứ 2, họ Tư Mã có hậu duệ hay không: Tương truyền, thời Hán Vũ Đế, Tư Mã Thiên phải chịu “Cung Hình” nên không thể có hậu duệ. Người Tư thôn đã phản biện rằng: trong Hán Thư có viết: “ …

Ba là, có người nói, nguồn gốc của tên làng Tư thôn là từ thời Nguyên phát sinh một trận động đất lớn, cả thôn bị hủy hoại, sau này lập thôn mới nên sửa thành Tục thôn, sau đổi thành Tư thôn.

Người làng Tư thôn nói, cách nói này hoàn toàn không có căn cứ, vì họ đã qua khảo sát di chỉ thôn Nam cao nguyên căn bản không có dấu vết gì về động đất.

Những quan điểm của hậu duệ Tư Mã Thiên

Thư Ký Chi Bộ Tư thôn Đồng Tông Vượng cho biết, họ có dự định bắt đầu từ năm nay sẽ khôi phục ngày lễ “Thái Sử Miếu Hội” vào ngày 2 tháng 8 âm lịch nhưng do công tác chuẩn bị chưa hoàn chỉnh nên sẽ để sang năm sau triển khai.

Những năm gần đây Tư thôn có rất nhiều du khách tới tham quan, nhưng những kiến trúc ở đây đa số đã bị hủy hoại, hiện tại không đảm bảo an toàn nên khiến nhiều du khách thất vọng, vì vậy người dân ở đây mong muốn những cấp ngành liên quan sẽ có trách nhiệm hỗ trợ tu bổ những kiến trúc nơi đây.

Vào dịp lễ hội sử gia Tư Mã Thiên, con cháu vẫn duy trì tế lễ Tổ theo truyền thống hơn 2000 năm


Nguyên tác-Văn bản bằng chữ Hán:

Phần một:

司马迁祠位于陕西省韩城市南十公里芝川镇东南的山岗上,东西长555米,南北宽229米,面积4.5万平方米。它东临黄河,西枕梁山,芝水萦回墓前,开势之雄,景物之胜,为韩城诸名胜之冠。据韩城县志记载:芝水原名陶渠水,相传汉武帝采灵芝于陶渠水之阳,改名芝水。至今吕庄村西尚有“灵芝庵”遗址,2014年晋升为国家AAAA级旅游景区
据传说,元代一次大地震,南高门村陷没。冯姓长门冯庆,同姓次门同茂,迁到岭下老牛坡的地方,开垦荒地,建起村庄,取名续村,意思是司马后裔继续居住的村子,后来叫转了,变成今之徐村-。这个徐村,无一户姓徐,大多数姓同、姓冯。冯姓祠堂已不存在,同姓祠堂原有七处,今存两座,一座大门额书“汉太史裔”,另一座额书“汉太史遗词”。上祠墓时规定同姓或冯姓同在,缺一姓不能开祭。至今,同冯两姓不婚,视为同一血缘。

Phần 2:

Nguyên tác: 韩城司马迁民间祭祀

 陕西省级非物质文化遗产保护项目司马迁民间祭祀是陕西韩城徐村司马迁后裔特有的祭祀活动,它的产生、发展与我国伟大的史学家、文学家、思想家司马迁息息相关、密不可分。祭祀活动自西汉形成以来,至今已有两千多年的历史。

    徐村的司马后裔不姓司马,而姓冯、同。两姓族人一直有着“冯同一家”、“冯同不分”、“冯同不婚”的规矩。清明祭祀,两姓共进一个祠堂,共奉一个祖先,共称司马迁为司马爷。

徐村人的祭祖习俗与众不同。最为人说道的是徐村清明祭祀唱“跑台子戏”。 清明前夜,徐村两姓族人抬香案,备供品,在村西真骨墓旁敬神祭祖。戏台上鼓乐齐鸣,戏台下众人叩拜。突然,灯火全灭,鼓乐皆停,演员不卸妆、乐人携乐器从台上跑下,村民跟在演员后面,向村东九郎庙狂奔,履失不准找,冠掉不能拾。而在九郎庙戏台子上的乐人早有准备,一见演员跑进,立即鼓乐奏鸣,大戏又接着开演。徐村人欢度清明的活动才正式开始。清明节这天,村中热闹非凡,冯、同两族人像过年一般喜庆。[3]

 

Phần 3:

Nguyên tác: 【姓氏趣闻】陕西韩城徐村无徐姓[4]

韩城拥有的不仅只是黄河文化,更重要的是,在这片土壤中,深深渗透着“《史记》文化”的因子。韩城,史圣司马迁的故乡,司马祠就伫立在黄河岸边。由于韩城位于关中最东北部,是秦晋交通要道,因此在这里建立司马祠更多意义上,是在韩城乃至陕西大门上做了个“史记文化”的路标。

  种种特立独行的生活方式掩盖下,一个天大的秘密就隐藏在韩城一个叫徐村的村庄。村口的一座石牌上“法王行宫”四字乍看之下让人不解,正当人们苦想这是哪代名医的居处时,徐村人便会走上前指点一番:“倒过来念……”

  “法王行宫”倒转一念,竟然成了“宫刑枉法”!四面环沟的徐村充满了神秘,它究竟想隐讳什么?为什么又留下明晰的线索?

  một000多人中,并无一人姓徐,村民对徐字的解释为:“徐,余二人也。”那么剩下了哪两个人呢?

不是两个人,而是两支人——村中的“冯”、“同”两姓。在这里,冯、同两姓千百年来仍旧保持着互不通婚的习俗,这一禁忌直到1963年才首次被打破。

Phần 4:

Nguyên tác:

徐村:史圣后裔的生活和梦想2006-03-09[5]

                

 

今年是我国杰出的史学家、文学家、思想家司马迁诞辰2150周年。根据韩城市嵬东乡徐村司马迁后人传说,农历二月初八是司马迁的诞辰日。本报特发此文,以表达我们对司马迁的思念和敬仰。

□记者金石

司马迁后人不姓司马

司马迁的后裔,都在徐村自然村里。有趣的是,徐村自然村1150人,没有一个姓司马的,也没有姓徐的。该村主要由两个姓氏组成,一为同,一为冯。2000年以来,冯、同两姓氏村民进一个祠堂,祠堂里供奉同一个祖先:“中国历史之父”司马迁。

80岁的同永灵,向记者讲述了流传在徐村千百年的传说。

  司马迁为投降匈奴的李陵说了句公道话,不仅触怒了汉武帝刘彻,受了腐刑,而且得罪了汉武帝爱姬李夫人的长兄李广利。司马迁认为李陵战败被降与李广利指挥失误和未能及时供应粮草有关。待司马迁完成了《史记》,李广利诬陷司马迁不仅与降番的李陵有勾结,而且在《史记》中诋毁汉武帝。汉武帝立即下诏,将司马迁抄家下狱。

  司马迁膝下有二男一女,长子司马临,次子司马观,小女司马英。闻听凶信,全家惊慌,担心皇帝株灭司马九族,连夜商议。司马英给两位哥哥出主意:首先要离开南高门村,躲避到西北方向两三公里的老牛坡;其次,全家改姓。为了避免后代忘记自己是司马子孙,将司马二字分开,大哥姓司,加一竖改为同;二哥姓马,加两点改为冯。大家觉得有理,接受了她的建议。

  从此,司马迁后裔姓了同和冯。

  当晚,他们躲避到老牛坡。这里三面为沟、一面可上森林茂密、山大沟深的嵬山,十分隐蔽,又利于逃匿。当时定名“续村”,意为南高门村的继续,怕被官家识破,将续字改为取同音字“徐”。“徐”字有剩余两人的寓意,指司马迁有两个儿子。因此,徐村冯、同两姓不仅祭祀同一个祖先,而且两姓坚持2000多年不通婚。một963年出身村干部家庭的同有望和本村的冯粉竹喜结良缘,才结束了冯、同不结亲的历史,但结亲的还是少。

目前同姓有人口约800人,冯姓170人。其他姓村民不多,大多数为土改后从外村迁来。

两千年不中断的祭祀

进入徐村,好像进入了一个司马迁纪念馆,村民就是讲解员,建筑物就是展品。不仅从群众三句不离司马迁的言谈上,而且从村中的建筑物上,处处可以体会到徐村人对司马迁的追思。

徐村流传“司马迁塑像留大须”、“忽必烈大祭司马迁”等众多关于司马迁的传说,村民通过口传心记,一代又一代传述,让子女从小就记住祖先司马迁的功绩和冤屈。同学贤老人前些年离休回村后,将司马迁的故事印成传单,发给小学生。徐村还成立有“司马迁祭祀委员会”和“司马迁研究小组”。

徐村虽然没有姓司马的,但有司马祠堂。据说最多时有9个司马祠堂,“文革”期间多数被毁,目前还有两个。其中村东的“汉太史裔”祠堂,去年因火灾大部分倒塌,只剩门厅,另一个是村南的“汉太史遗祠”,完好无损,是冯同两姓共用的总祠堂。

村中有个涝池,形状像砚台,村民称作史公墨池。

 村北有司马迁墓,传说是司马迁后人偷偷埋葬司马迁的真骨冢。此墓前有一法王庙。过去,法王庙里的法王泥塑像后有一木雕假山,山上有两个不被人注意的木雕小人,一坐一跪,代表了司马谈和司马迁父子。自古至今,每年清明节,徐村人都要到此祭祀。他们明祭法王,暗祭祖先。就是“文革”期间,其他祭祀司马迁的活动都终止了,但此项活动依然保持。同永灵说,清明祭祀司马迁,是徐村人2000多年来铁打的传统,一成不变,徐村人从小就跟着大人上坟。如果谁哪次没有去,就要说出个确实不能去的原因,他不敢说他不想去。有的老人年龄大了,别人劝他不要去,他让人扶着都要去。

  “文革”期间,双王庙被当做四旧拆除,村里的老太太天天去朝拜,把供桌打扫得干干净净,硬是依靠各界人士捐款,重新盖起一间小庙。当时,有的人把庙里的石雕藏回家,等后来允许祭祀了,又把石雕送回庙里。

  记者看到,这个小庙虽然没有大门,但里面摆设整齐。庙后的司马迁墓也修葺得十分规整,坟头被盛开的黄色迎春花覆盖。

  至今为司马迁蒙冤气不顺

  法王庙坡下的入口处,有座600年前的石牌坊,上刻4个大字从右至左为“法王行宫”。外人以为这是前往敬法王神的牌楼。徐村人600年以来,一直从左向右读:“宫刑枉法”,它暗指司马迁的蒙冤。

  司马迁真骨冢前的法王庙有副对联:错隐错隐错错隐错隐辨不明,真假真假真真假真假分不清。

同永灵说,为司马迁的冤屈,我们徐村人心里一直憋着气,他作出了那么大的贡献,却受了腐刑,最终丢了性命。但在封建社会,他们连公开祭祀司马迁都不允许,更不要说发泄不满。他们只能假借拜神祭祀司马迁,用隐晦的文字为司马迁鸣不平,对于徐村人的活动和这些文字,过去只有徐村人知道。直到解放后,他们才敢畅所欲言,在韩城市司马迁研究会的一次会议上,有人宣布司马迁被命名为“史圣”时,他激动得猛拍巴掌,把手都拍红了。

  一个文化氛围浓厚的村落

徐村人,不愧为司马迁的后代,文化氛围浓厚,大量的传说不提,小小一个自然村,景观有明八景和暗八景,明八景是眼睛可以看到的,暗八景是精神感悟的。暗八景中有一景为“司马双峰”,即指司马谈和司马迁父子是司马家族中两个杰出人物,像两座山峰。

据徐村会计同抗来介绍,徐村人重视文化,80%的人具有初中或高中文化程度。近几年,每年考上大学的有七八名,最多时达到10名。前些年,每考上一名大学生,村干部就带领中小学生去给家里挂匾,后来考上的太多,停止了这项活动。村里有个小学,只有32名3年级以下学生,3名教师,村委会给教师设有灶,派专人做饭。这在其他村是少有的。

  村民樊雅丽说,因为这个村考上大学的学生多,村民对本科、大专、电大、自考生等分得特别清。她的3个女儿都考上了大学,其中一个考上研究生。儿子正在上高中,学习成绩优异,上大学不应成问题。

徐村人的个性

有人说,明、清两代,陕西有一半儿的进士出自韩城。据统计,韩城在明、清两代共出过贡生727人、举人550人、进士119人、宰相3人。韩城人有这样一句:“走下司马坡,秀才比驴多。”

徐村人虽然重视知识,但他们似乎因为祖先受了封建王朝的凌辱,对仕途失去兴趣,与周围其他乡村形成极大的反差。同荣恩说,徐村有句老话:读书不为做官,只为明理。徐村自司马迁后,没有做大官的人。明、清时期,徐村考上举人的达11名,但他们再没有去考可以被皇帝封官的进士。目前村子出去职位最高的是韩城市文化馆馆长。

  像他们的祖先司马迁一样,徐村人个性鲜明,刚直不阿;民风淳朴,待人忠厚。村里人极少吵架红脸,最讨厌嫌贫爱富的人,家庭经济困难的人家遇到老人去世,村民不约而同地提高礼钱。过去交公粮、农业税时,从没有人拖延,也无须乡干部来督促,只要村干部喇叭上通知几天交齐,大家一定会按时交纳。在外打工的,听到消息,立即赶回按期交上。有时遇到连阴雨,就是在炕上烤,也要赶时间交上公粮。有的外村人笑话他们傻。市上修了一条司马迁旅游线公路,冬季下雪时,徐村人主动将自己负责的约2公里长的一段清理干净。村里只要有活动,大家齐心协力努力搞好。

  徐村地里种的蔬菜,没有人偷盗。有的外村来的亲戚看到他们用床单盖放在街道的苹果上,说:你们心咋那么粗心,床单放在街道,不怕被人偷了。近几年,村里几乎没有发生刑事案件。

  姑娘爱嫁徐村小伙

  徐村群众目前基本不种粮,地里主要种苹果和花椒,吃粮靠购买。去年农民人均纯收入为2200元,与周围乡村相比,属于中流。但姑娘都爱嫁到这个村。

  徐村的媳妇樊雅丽说,她是1981年结婚的。当时就知道徐村人是司马迁的后代。这一带的姑娘,一般川道人不嫁原上,原上的人爱嫁到川道。尽管徐村在原上,但姑娘惟独喜欢找徐村婆家,就是不嫁芝川镇街道,都要嫁到徐村。因为这个村的人是司马迁的后人,村风好。

  司马迁日本“后人”来寻根

  改革开放以来,参加徐村人祭祖活动的越来越多,有单位的,有学校的。特别是一些外村的人认祖归宗,这有本市的,也有外县的。

  同永灵告诉记者,有位叫德田普一的日本学者,研究司马迁30多年,非常崇敬司马迁,将全家改姓“司马”。当他看到同永灵的一篇文章后,得知徐村有司马迁的后裔,激动地给同永灵来信。他说,过去他看到的有关资料都说司马迁没有儿孙,现在徐村发现有司马迁后人,令他非常兴奋。从此,他和同永灵通信达8年之久,还曾委托他的学生代他来徐村寻根。5年前,突然断了音信。这位日本学者有近百岁,年龄大了,可能身体出了问题。

  曾有人提议恢复司马姓氏

  这些年,有的因历史原因改为其他姓的人,要求恢复原姓。韩城市司马迁研究会曾有会员建议徐村人恢复司马姓氏。2002年,徐村内也曾有人提出此意见。当时考虑到改户口困难,提出从2003年以后出生的人口,都改姓司马。但此事遭到反对,而搁置下来。

  同永灵说,这个姓不能改。它记录了历史,包含有文化内涵,如果改了,就等于要抹去过去司马迁所受的冤屈。司马迁不仅奉献了自己,而且奉献了子孙。我们子孙万代永世不能忘记。

  徐村人的烦心事

对于徐村人来说,有几件烦心事。一是,司马迁出生地争议。

山西河津有个辛封村,有1500多人,其中20余户100多人姓司马,他们也称自己为司马迁后人。他们说,过去他们司马姓氏人家享有不纳皇粮、对簿公堂不必下跪的特殊待遇。当地的“明朝嘉庆版龙门志”和“清光绪版河津志”两地图中都标有“司马迁故里”。他们还保留着一块布牌,是太史公留下的遗物,布牌上排列的家谱已到62代了,辛封村司马家族人至今在商讨重大事务中都要祭拜布牌。

尽管一般学者认可司马迁的出生地在韩城,但徐村人仍然心里不安。

二是,司马迁有无后人。有人说,汉武帝时,司马迁受“宫刑”不可能有后人。

  徐村人反驳:《汉书》中有“至王莽时,求封迁后,为史通子。”《西京杂记》谈到汉武帝下旨对司马迁有“不复用其子孙”之语。如果司马迁没有后代,这些话从何而来。

三是,有人说,徐村名真实的来历为:元代发生一次大地震,村庄被毁,后续建新村,因此改名续村,后讹传为徐村。

徐村人说,这种说法毫无根据,他们考察过,南高原村遗志根本没有地震的痕迹。

  比过年还热闹的清明节

  司马迁虽然准确地记录了中国数千年历史,却没有写下自己的出生日期,他的逝世之日更是无人知晓。后来史学家根据推算,才认定司马迁生年为公元前một45年。徐村民间相传,农历二月初八是司马迁生日。记者特意在司马迁诞辰2một50周年前一天赶到徐村。

  同永灵告诉记者,民国前,每年农历二月初八徐村还有“太史庙会”,后来取消,现在芝川镇还有会,但徐村人一般不参加。他邀请记者清明节来采访他们的祭祀活动。其他地方的清明节悲切洒泪,这里却像过年一样喜气洋洋。

  传说,司马迁去世后,族人将司马迁遗骸悄悄安葬,每年清明在半夜偷偷在墓旁祭祀。一年清明黎明时分,村民正在祭祀唱戏时,忽然传来消息,称有朝廷官员直奔徐村,族人忙奔向九郎庙,假装拜神。结果来人是司马迁的外孙杨恽,是来报喜的:汉宣帝已正式准许《史记》公诸于世。这对于司马迁的后人来说,简直是天大的喜事,比过年还要高兴,他们喜出望外,立即在九郎庙敲锣打鼓庆贺。清明因此成了司马后人最喜悦的日子,从此每年清明前一天晚上,他们都要唱跑台子戏纪念。清明当天,同、冯两姓的人,不仅要在村内的司马迁祠堂司马迁墓上祭祀,还要上芝川镇的司马迁祠去祭祀,放鞭炮,张灯结彩,热闹程度赛过春节。民国29年跑过一次台子后,因抗战而停,从此再没有举行过。但扫墓一直存在。

司马迁后人的想法

徐村支部书记同宗旺告诉记者,他们本来想从今年开始恢复农历二月初八的“太史庙会”,后来因没有筹备好,决定从明年开始。

这些年来徐村参观的人越来越多,但有关司马迁的建筑大多被毁,现存的也成了危房,令参观者失望。靠村委会和村民财力有限,难以恢复和修复那些建筑,他们希望有关部门能给以资助。

 

[1]http://baike.baidu.com/link?url=2OSxmvDxcvvs5MbX0qioUL1fJxMh9u6Lw8juvqoU6DvNtW_dihtXBciOhXbogDpU7RKnefAmpU4FO18Euj2bK_

[2] http://www.xiancn.com/gb/wbpaper/2006-03/09/content_811058.htm

[3] http://www.hcta.cn/html/2013/dywh_1223/164.html

[4] http://www.10000xing.cn/x115/2012/0922112721.html

[5] http://www.xiancn.com/gb/wbpaper/2006-03/09/content_811058.htm

© Ghi rõ nguồn "Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương: http://hodongba.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin xem nhiều
Fanpage Họ đồng Việt Nam
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay452
  • Tháng hiện tại13,537
  • Tổng lượt truy cập6,994,682
Câu đối trái
Câu đối phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây