Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào?
Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt luôn là thời điểm nở rộ của những trò chơi dân gian vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười.
Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Xông nhà, xông đất đầu năm (hay có nơi còn gọi là đạp đất) là tục lệ lâu đời ở Việt Nam. Xuất phát từ quan niệm người Việt mình quan niệm rằng, ngày mồng Một, ngày đầu tiên của một năm, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi
Người Việt có tục hái lộc từ ngàn xưa, vào thời điểm sau giao thừa, người ta thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà
Mỗi miền có những tục kiêng kỵ khác nhau nhưng đều mong muốn một năm mới đầy đủ, sung túc và vui vẻ. Vì vậy hãy ghi nhớ những tục kiêng kỵ của mỗi miền để có một năm mới tràn ngập niềm vui.
Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
Theo quan niệm dân gian, giữa trưa ngày 23 tháng Chạp (11-13h) là thời gian đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo. Cũng có ý kiến cho rằng không nên cúng sau 12h trưa ngày 23.
Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới. Lễ cúng cuối năm - Tất niên có ý nghĩa tích cực nên ngày nay, không chỉ trong gia đình tư gia mới cúng mà nhiều cơ quan, nhóm hội, công ty cũng tổ chức
Ngày 23 tháng chạp hằng năm Âm lịch, người ta quen lệ tiễn ông Táo về trời. Người miền Bắc gọi là Chạp ông Công, người miền Nam gọi cách cụ thể hơn là ngày đưa ông Táo về Trời
Cúng giao thừa là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật cần thiết và chu đáo, để thực hiện việc cúng lễ được thành tâm, thành ý.
Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Bánh chưng gợi nhớ ngày Tết hay Tết gợi hương vị bánh chưng? Không biết tự bao giờ, món bánh truyền thống ấy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết. Với nhiều gia đình, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành niềm vui, niềm hân hoan sum họp trong những ngày đầu năm mới.
Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán ( Tết âm lịch). Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Những ngày giáp Tết, theo phong tục truyền thống mọi gia đình người Việt thường ra mộ tổ tiên để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.
Quan niệm dân gian cho rằng, ngày mùng 1 đầu tháng có nhiều điều phải kiêng kỵ để tránh rước vận đen vào người cả tháng. Vậy cần kiêng kỵ những gì trong ngày đầu tháng?
Không biết từ bao nhiêu nay, cứ mỗi năm vào mùa Tết là nhiều tục lệ cổ xưa được mọi người thực hiện. Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết.