Họ Đồng Việt Nam đồng hành cùng đất nước
- Thứ ba - 02/07/2019 17:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào những năm 60 thế kỷ XX, nhiều người Hà Nội còn chưa biết về họ Đồng Việt Nam. Chỉ đến khi tại nhà văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội có bản dịch tiếng Việt về những người đỗ tiến sỹ thời nhà Lê được vinh danh. Tiếp đến là tập sách “Văn bia Quốc Tử Giám, Hà Nội” được xuất bản; mặt khác, kể từ khi có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta; người Việt Nam có điều kiện giao du khắp mọi miền đất nước, kể cả nước ngoài thì lúc đó xã hội mới biết đến là Việt Nam chúng ta có nhiều người họ Đồng nổi danh qua các thời đại.
Người dân một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Tây (nay là Hà Nội) ....thì biết về họ Đồng nhiều hơn vì những nơi ấy có nhiều người họ Đồng cư trú từ nhiều đời.
Tôi có dịp đến thăm thôn Lý Dương, xã Nhân Huệ, huyện Chế Linh, tỉnh Hải Dương, nơi xưa kia là làng quê ven bờ sông, từng được dân gian gọi là “Làng Tiến sỹ” mà người họ Đồng có số lượng tiến sỹ đông nhất.
Ngày nay, từ Bắc vào Nam đã có nhiều người họ Đồng cư trú tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Có những người họ Đồng Việt Nam đang cư trú làm việc và học tập ở nước ngoài. Có những vị tướng người họ Đồng, từng nổi danh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà không ít những cựu chiến binh Mỹ từng có mặt tại Việt Nam đã biết đến như Trung tướng Đồng Văn Cống .Vậy là, có nhiều người họ Đồng Việt Nam từng là người có công với dân, với nước đã và đang làm rạng danh đất Việt và tộc họ....Có thể nói, trên hầu hết các địa phương, các ngành, các lĩnh vực hoạt động...đều có sự đóng góp bằng xương máu, sức lực, trí tuệ của người họ Đồng Việt Nam. Thời đại nào thì người họ Đồng Việt Nam cũng có “Gương bao người anh hùng hy sinh, gương những người con trên nhiều lĩnh vực, làm vẻ vang danh tiếng họ Đồng”;như nghệ sỹ ưu tú Đồng Văn Minh đã viết lời trong Bài ca họ Đồng Việt Nam năm 2017.
Có lẽ chỉ với bấy nhiêu dẫn chứng cũng đã cho thấy, tuy họ Đồng như một loài hoa “hiếm” trong vườn hoa dòng tộc Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước.
Đến đầu thế kỷ XXI, số người họ Đồng ở Việt Nam vẫn chưa đông đúc, lại ở cư trú rải rác trên nhiều địa bàn. Song, nếu thử tính tỷ lệ những người nổi danh, những anh hùng liệt sỹ, thương binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng...so với tổng số người họ Đồng từng có mặt tại Việt Nam thì tỷ lệ của họ Đồng chắc không phải thấp so với nhiều tộc họ khác.
Họ Đồng Việt Nam cũng giống như các tộc họ khác, cũng có nhu cầu giao lưu, kết nối và mong muốn được tập hợp lại, giao lưu, quảng bá để nâng tầm tộc họ Đồng Việt Nam vượt qua số lượng và khơi dậy nét văn hóa tộc họ của họ Đồng Việt Nam song hành với các tộc họ khác.
Mong muốn ấy của nhiều người họ Đồng Việt Nam đã bắt gặp suy nghĩ của một số người tâm huyết về một mô hình hoạt động văn hóa tộc họ Đồng dẫn đến câu chuyện về ông Đồng Xuân Lợi, quê Hải Phòng và tiến sỹ Đồng Xuân Thụ quê Bắc Giang cùng tìm tòi, kết nối để góp phần hình thành Ban liên lạc lâm thời họ Đồng Việt Nam ra đời vào ngày 15/6/2014 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô ,Hà Nội. Và, chỉ sau 01 năm hoạt động của Ban liên lạc lâm thời đã diễn ra Đại hội đại biểu họ Đồng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất vào ngày 26/4/2015, nhiệm kỳ 2015-2020 tại Hà Nội với kết quả tốt đẹp.
Kể từ đó đến nay, bà con họ Đồng Việt Nam trên cả nước cùng hoạt động của Ban chấp hành và Ban liên lạc đã làm được nhiều việc đáng hoan nghênh trên nhiều lĩnh vực theo đúng tôn chỉ, mục đích và phương châm: “Kết nối - Đoàn kết - Phát triển”....mà Nghị quyết Đại hội đề ra, tạo được sức hút và sức lan tỏa trong tộc họ và trong xã hội...như đã thể hiện trong các báo cáo của Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam.
Tôi chỉ xin phép được nhấn mạnh và nói thêm rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi hoạt động của Ban liên lạc đều cần có kinh phí. Song, nguồn kinh phí của Ban không ổn định. Ban liên lạc chỉ phát tâm huy động khi thật cần thiết. Vậy mà, với tấm lòng hảo tâm của bà con họ Đồng và một số doanh nhân...Chúng ta đã có nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu hoạt động các mục tiêu chính và còn có kinh phí cho hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân, từ thiện...khi có nhu cầu để lại ấn tượng tốt đẹp trong tộc họ và trong xã hội.
Tôi còn nhớ Nghị quyết Đại hội đại biểu họ Đồng Việt Nam lần thứ nhất chỉ ghi mục “Thống nhất đầu tháng 3 âm lịch hàng năm tổ chức ngày gặp mặt toàn thể và cầu siêu cho những người họ Đồng đã mất...” vào mục Các kỳ sinh hoạt của BLL họ Đồng Việt Nam (mục VI.2). Vậy mà thực tế diễn ra trong những năm qua lại là một kết quả to lớn, có sức hút và sức lan tỏa ra ngoài phạm vì tộc họ chúng ta.
Tôi xin phép được làm rõ một số điểm sau đây:
I/ Việc tổ chức ngày hội gặp mặt bà con họ Đồng toàn quốc.
Lễ hội cầu quốc thái dân an. Lễ cầu siêu cho những người họ Đồng đã mất và lễ tưởng niệm ngày thánh tổ pháp loa Đồng Kiên Cường nhập niết bàn (gọi chung là cầu siêu)
Ngày hội này thường diễn ra với hai nội dung chính lễ và hội
Phần lễ là nội dung, hàng năm chúng ta phối hợp với Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Gia Quang (Thế danh Đồng Văn Thu), Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự làm chủ lễ với nội dung phù hợp luật pháp và đã có sức cuốn hút cao.
Phần hội là gặp mặt giao lưu bà con họ Đồng toàn quốc do BLL chủ trì với nội dung linh hoạt.
Qua những năm tổ chức lễ hội, tôi cảm nhận được những kết quả như sau:
1. Lễ cầu siêu tại chùa Linh Thông, Huyện Đông Anh, Hà Nội đầu năm 2016 chúng ta được Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ cả 2 phần chính, đã để lại dấu ấn tốt đẹp, có sức hút đến cả tộc họ và hứa hẹn mùa lễ hội năm sau sẽ tốt đẹp hơn. Lễ hội đầu tiên này cũng có sức hút ra ngoài tộc họ để rồi có bài ca họ Đồng Việt Nam đầu tiên do nhạc sỹ đại tá quân đội Lưu Ba sáng tác tặng bà con họ Đồng Việt Nam.
2. Lễ cầu siêu thứ hai được tổ chức đầu năm 2017 tại chùa Phúc Thắng, Phường Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cùng tham gia tích cực nên phần lễ hoành tráng hơn, phần hội vẫn theo mô hình cũ.
Tại lễ hội này, bà con họ Đồng Việt Nam đã được nghe lời cảm tưởng của Hòa thượng gốc họ Đinh - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động của Ban liên lạc và bà con họ Đồng Việt Nam đã làm hởi lòng hởi dạ bà con họ Đồng Việt Nam. Đó cũng là sức hút, sự lan tỏa trong hoạt động của bà con họ Đồng Việt Nam và Ban liên lạc trước con mắt của người ngoài tộc họ.
3. Lễ cầu siêu tại chùa Linh Xuân, Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng đầu năm 2018 đã diễn ra với kết quả hài hòa của 2 phần thể hiện tài tổ chức của nhà chùa cùng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam và chúng ta cũng đã nhận ra rằng phần hội cần được bổ sung, cải tiến với nội dung và hình thức đổi mới hơn. Có thể nói, dấu ấn để lại trong lòng bà con họ Đồng Việt Nam sau lễ hội này vừa là kết quả tổ chức ngày hội với bài ca họ Đồng Việt Nam thứ hai xuất hiện, vừa là mô hình và cách tổ chức duy trì công trình và chăm sóc vườn cây trong chùa với sự tham gia của Phật tử địa phương còn đọng lại trong lòng du khách.
4. Lễ cầu siêu tại Đền Trình, Thôn Dục Khê, Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức đầu năm 2019 diễn ra trong không gian không phải là cơ sở Phật giáo vào thời gian mà tại địa phương và nhiều nơi khác trong vùng Hà Nội đang có dịch tả lợn Châu Phi. Bà con họ Đồng cả nước về đây đúng vào mùa trẩy hội chùa Hương nên còn có cảm nhận sâu sắc hơn về mô hình du lịch tâm linh. Phần hội còn diễn ra đêm dạ tiệc của hàng trăm người vào trước ngày hội. Với nội dung Đêm “Giao lưu ca nhạc ba miền Trung - Nam - Bắc” của bà con họ Đồng do một số người yêu thích lễ hội khởi xướng. Đêm dạ tiệc đã làm sôi động hơn không khí lễ hội chùa Hương năm 2019 và gợi mở nhiều hứa hẹn đối với lễ cầu siêu sẽ tổ chức vào đầu năm 2020 tại Cần Thơ.
II/ Công tác tổ chức nhân sự
Họ Đồng Việt Nam được tập hợp lại thành tổ chức xã hội - dòng họ. Tuy hoạt động hoàn toàn tự nguyện nhưng đã là một tổ chức thì công tác tổ chức và nhân sự luôn có vị trí trong hoạt động của mình.
Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam rất coi trọng giao lưu, kết nối và hoàn thiện các mô hình tổ chức để hướng hoạt động của tộc họ ngày càng tốt hơn.
Ngày 14/04/2018, Đại hội đại biểu họ Đồng Hải Phòng lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2018-2023) đã thành công tốt đẹp và bầu ra Ban liên lạc chính thức gồm những người có điều kiện và rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia.
- Việc thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp họ Đồng khu vực Hà Nội đã tạo thêm mô hình mới cấp tỉnh, thành phố bên cạnh Ban liên lạc đã bước đầu phát huy hiệu quả.
- Tại một số địa phương đã tổ chức quỹ khuyến học của tộc họ. Một số nhánh đã hoàn thiện, bổ sung tộc phả và hoàn thiện mô hình tổ chức linh hoạt tùy tình hình đặc điểm mỗi nơi như Ban liên lạc, Ban đại diện, Hội đồng gia tộc...và đang hoạt động có hiệu quả...Hàng loạt nhà thờ chi họ được tu bổ hoặc xây mới cũng cho thấy sự đóng góp của công tác tổ chức và nhân sự trong hoạt động của bà con họ Đồng Việt Nam thời gian qua.
Từ những thành quả đạt được, Ban liên lạc họ Đồng toàn quốc và các địa phương đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp tiến tới thành lập Câu lạc bộ doanh nhân họ Đồng toàn quốc, thành lập các tổ chức với mô hình phù hợp từng tỉnh thành, phát triển mô hình khuyến học, hoàn thành hoặc ít nhất có được mẫu thống nhất về cây hệ phả hoàn chỉnh của mỗi chi nhánh họ Đồng chúng ta...
Mặt khác, chúng ta sẽ từng bước sơ kết và đúc rút kinh nghiệm về việc khảo sát và dự báo trong công tác tổ chức nhân sự để đề ra mục tiêu sát thực, có tính khả thi trong nhiệm kỳ tới. Riêng công tác nhân sự thời gian qua được bổ sung, hoàn thiện theo hướng tăng sức trẻ vào Ban chấp hành và Ban liên lạc là cách làm tốt rất đáng biểu dương. Chúng ta tiếp tục chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới theo hướng đó.
Hãy còn sớm để nói toàn diện hoặc cảm tưởng cũng như những bài học kinh nghiệm cả một nhiệm kỳ Đại hội của bà con họ Đồng Việt Nam. Tôi chỉ nói đôi điều về cảm nhận của tôi qua thực tiễn tham gia hoạt động cùng tộc họ và xin mạn phép coi đây như bài viết “Tiến tới Đại hội đại biểu họ Đồng toàn quốc lần thứ 2” vào đầu năm 2021 của một người họ Đồng đã ở tuổi U80.
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2019
Đồng Minh Sơn
Phó Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
Tôi có dịp đến thăm thôn Lý Dương, xã Nhân Huệ, huyện Chế Linh, tỉnh Hải Dương, nơi xưa kia là làng quê ven bờ sông, từng được dân gian gọi là “Làng Tiến sỹ” mà người họ Đồng có số lượng tiến sỹ đông nhất.
Ngày nay, từ Bắc vào Nam đã có nhiều người họ Đồng cư trú tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Có những người họ Đồng Việt Nam đang cư trú làm việc và học tập ở nước ngoài. Có những vị tướng người họ Đồng, từng nổi danh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà không ít những cựu chiến binh Mỹ từng có mặt tại Việt Nam đã biết đến như Trung tướng Đồng Văn Cống .Vậy là, có nhiều người họ Đồng Việt Nam từng là người có công với dân, với nước đã và đang làm rạng danh đất Việt và tộc họ....Có thể nói, trên hầu hết các địa phương, các ngành, các lĩnh vực hoạt động...đều có sự đóng góp bằng xương máu, sức lực, trí tuệ của người họ Đồng Việt Nam. Thời đại nào thì người họ Đồng Việt Nam cũng có “Gương bao người anh hùng hy sinh, gương những người con trên nhiều lĩnh vực, làm vẻ vang danh tiếng họ Đồng”;như nghệ sỹ ưu tú Đồng Văn Minh đã viết lời trong Bài ca họ Đồng Việt Nam năm 2017.
Có lẽ chỉ với bấy nhiêu dẫn chứng cũng đã cho thấy, tuy họ Đồng như một loài hoa “hiếm” trong vườn hoa dòng tộc Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước.
Đến đầu thế kỷ XXI, số người họ Đồng ở Việt Nam vẫn chưa đông đúc, lại ở cư trú rải rác trên nhiều địa bàn. Song, nếu thử tính tỷ lệ những người nổi danh, những anh hùng liệt sỹ, thương binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng...so với tổng số người họ Đồng từng có mặt tại Việt Nam thì tỷ lệ của họ Đồng chắc không phải thấp so với nhiều tộc họ khác.
Họ Đồng Việt Nam cũng giống như các tộc họ khác, cũng có nhu cầu giao lưu, kết nối và mong muốn được tập hợp lại, giao lưu, quảng bá để nâng tầm tộc họ Đồng Việt Nam vượt qua số lượng và khơi dậy nét văn hóa tộc họ của họ Đồng Việt Nam song hành với các tộc họ khác.
Mong muốn ấy của nhiều người họ Đồng Việt Nam đã bắt gặp suy nghĩ của một số người tâm huyết về một mô hình hoạt động văn hóa tộc họ Đồng dẫn đến câu chuyện về ông Đồng Xuân Lợi, quê Hải Phòng và tiến sỹ Đồng Xuân Thụ quê Bắc Giang cùng tìm tòi, kết nối để góp phần hình thành Ban liên lạc lâm thời họ Đồng Việt Nam ra đời vào ngày 15/6/2014 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô ,Hà Nội. Và, chỉ sau 01 năm hoạt động của Ban liên lạc lâm thời đã diễn ra Đại hội đại biểu họ Đồng Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất vào ngày 26/4/2015, nhiệm kỳ 2015-2020 tại Hà Nội với kết quả tốt đẹp.
Kể từ đó đến nay, bà con họ Đồng Việt Nam trên cả nước cùng hoạt động của Ban chấp hành và Ban liên lạc đã làm được nhiều việc đáng hoan nghênh trên nhiều lĩnh vực theo đúng tôn chỉ, mục đích và phương châm: “Kết nối - Đoàn kết - Phát triển”....mà Nghị quyết Đại hội đề ra, tạo được sức hút và sức lan tỏa trong tộc họ và trong xã hội...như đã thể hiện trong các báo cáo của Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam.
Tôi chỉ xin phép được nhấn mạnh và nói thêm rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi hoạt động của Ban liên lạc đều cần có kinh phí. Song, nguồn kinh phí của Ban không ổn định. Ban liên lạc chỉ phát tâm huy động khi thật cần thiết. Vậy mà, với tấm lòng hảo tâm của bà con họ Đồng và một số doanh nhân...Chúng ta đã có nguồn kinh phí đáp ứng nhu cầu hoạt động các mục tiêu chính và còn có kinh phí cho hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân, từ thiện...khi có nhu cầu để lại ấn tượng tốt đẹp trong tộc họ và trong xã hội.
Tôi còn nhớ Nghị quyết Đại hội đại biểu họ Đồng Việt Nam lần thứ nhất chỉ ghi mục “Thống nhất đầu tháng 3 âm lịch hàng năm tổ chức ngày gặp mặt toàn thể và cầu siêu cho những người họ Đồng đã mất...” vào mục Các kỳ sinh hoạt của BLL họ Đồng Việt Nam (mục VI.2). Vậy mà thực tế diễn ra trong những năm qua lại là một kết quả to lớn, có sức hút và sức lan tỏa ra ngoài phạm vì tộc họ chúng ta.
Tôi xin phép được làm rõ một số điểm sau đây:
I/ Việc tổ chức ngày hội gặp mặt bà con họ Đồng toàn quốc.
Lễ hội cầu quốc thái dân an. Lễ cầu siêu cho những người họ Đồng đã mất và lễ tưởng niệm ngày thánh tổ pháp loa Đồng Kiên Cường nhập niết bàn (gọi chung là cầu siêu)
Ngày hội này thường diễn ra với hai nội dung chính lễ và hội
Phần lễ là nội dung, hàng năm chúng ta phối hợp với Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Gia Quang (Thế danh Đồng Văn Thu), Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự làm chủ lễ với nội dung phù hợp luật pháp và đã có sức cuốn hút cao.
Phần hội là gặp mặt giao lưu bà con họ Đồng toàn quốc do BLL chủ trì với nội dung linh hoạt.
Qua những năm tổ chức lễ hội, tôi cảm nhận được những kết quả như sau:
1. Lễ cầu siêu tại chùa Linh Thông, Huyện Đông Anh, Hà Nội đầu năm 2016 chúng ta được Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ cả 2 phần chính, đã để lại dấu ấn tốt đẹp, có sức hút đến cả tộc họ và hứa hẹn mùa lễ hội năm sau sẽ tốt đẹp hơn. Lễ hội đầu tiên này cũng có sức hút ra ngoài tộc họ để rồi có bài ca họ Đồng Việt Nam đầu tiên do nhạc sỹ đại tá quân đội Lưu Ba sáng tác tặng bà con họ Đồng Việt Nam.
2. Lễ cầu siêu thứ hai được tổ chức đầu năm 2017 tại chùa Phúc Thắng, Phường Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương được Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cùng tham gia tích cực nên phần lễ hoành tráng hơn, phần hội vẫn theo mô hình cũ.
Tại lễ hội này, bà con họ Đồng Việt Nam đã được nghe lời cảm tưởng của Hòa thượng gốc họ Đinh - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động của Ban liên lạc và bà con họ Đồng Việt Nam đã làm hởi lòng hởi dạ bà con họ Đồng Việt Nam. Đó cũng là sức hút, sự lan tỏa trong hoạt động của bà con họ Đồng Việt Nam và Ban liên lạc trước con mắt của người ngoài tộc họ.
3. Lễ cầu siêu tại chùa Linh Xuân, Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng đầu năm 2018 đã diễn ra với kết quả hài hòa của 2 phần thể hiện tài tổ chức của nhà chùa cùng Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam và chúng ta cũng đã nhận ra rằng phần hội cần được bổ sung, cải tiến với nội dung và hình thức đổi mới hơn. Có thể nói, dấu ấn để lại trong lòng bà con họ Đồng Việt Nam sau lễ hội này vừa là kết quả tổ chức ngày hội với bài ca họ Đồng Việt Nam thứ hai xuất hiện, vừa là mô hình và cách tổ chức duy trì công trình và chăm sóc vườn cây trong chùa với sự tham gia của Phật tử địa phương còn đọng lại trong lòng du khách.
4. Lễ cầu siêu tại Đền Trình, Thôn Dục Khê, Xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức đầu năm 2019 diễn ra trong không gian không phải là cơ sở Phật giáo vào thời gian mà tại địa phương và nhiều nơi khác trong vùng Hà Nội đang có dịch tả lợn Châu Phi. Bà con họ Đồng cả nước về đây đúng vào mùa trẩy hội chùa Hương nên còn có cảm nhận sâu sắc hơn về mô hình du lịch tâm linh. Phần hội còn diễn ra đêm dạ tiệc của hàng trăm người vào trước ngày hội. Với nội dung Đêm “Giao lưu ca nhạc ba miền Trung - Nam - Bắc” của bà con họ Đồng do một số người yêu thích lễ hội khởi xướng. Đêm dạ tiệc đã làm sôi động hơn không khí lễ hội chùa Hương năm 2019 và gợi mở nhiều hứa hẹn đối với lễ cầu siêu sẽ tổ chức vào đầu năm 2020 tại Cần Thơ.
II/ Công tác tổ chức nhân sự
Họ Đồng Việt Nam được tập hợp lại thành tổ chức xã hội - dòng họ. Tuy hoạt động hoàn toàn tự nguyện nhưng đã là một tổ chức thì công tác tổ chức và nhân sự luôn có vị trí trong hoạt động của mình.
Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam rất coi trọng giao lưu, kết nối và hoàn thiện các mô hình tổ chức để hướng hoạt động của tộc họ ngày càng tốt hơn.
Ngày 14/04/2018, Đại hội đại biểu họ Đồng Hải Phòng lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2018-2023) đã thành công tốt đẹp và bầu ra Ban liên lạc chính thức gồm những người có điều kiện và rất nhiệt tình, tự nguyện tham gia.
- Việc thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp họ Đồng khu vực Hà Nội đã tạo thêm mô hình mới cấp tỉnh, thành phố bên cạnh Ban liên lạc đã bước đầu phát huy hiệu quả.
- Tại một số địa phương đã tổ chức quỹ khuyến học của tộc họ. Một số nhánh đã hoàn thiện, bổ sung tộc phả và hoàn thiện mô hình tổ chức linh hoạt tùy tình hình đặc điểm mỗi nơi như Ban liên lạc, Ban đại diện, Hội đồng gia tộc...và đang hoạt động có hiệu quả...Hàng loạt nhà thờ chi họ được tu bổ hoặc xây mới cũng cho thấy sự đóng góp của công tác tổ chức và nhân sự trong hoạt động của bà con họ Đồng Việt Nam thời gian qua.
Từ những thành quả đạt được, Ban liên lạc họ Đồng toàn quốc và các địa phương đang tiếp tục nghiên cứu giải pháp tiến tới thành lập Câu lạc bộ doanh nhân họ Đồng toàn quốc, thành lập các tổ chức với mô hình phù hợp từng tỉnh thành, phát triển mô hình khuyến học, hoàn thành hoặc ít nhất có được mẫu thống nhất về cây hệ phả hoàn chỉnh của mỗi chi nhánh họ Đồng chúng ta...
Mặt khác, chúng ta sẽ từng bước sơ kết và đúc rút kinh nghiệm về việc khảo sát và dự báo trong công tác tổ chức nhân sự để đề ra mục tiêu sát thực, có tính khả thi trong nhiệm kỳ tới. Riêng công tác nhân sự thời gian qua được bổ sung, hoàn thiện theo hướng tăng sức trẻ vào Ban chấp hành và Ban liên lạc là cách làm tốt rất đáng biểu dương. Chúng ta tiếp tục chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới theo hướng đó.
Hãy còn sớm để nói toàn diện hoặc cảm tưởng cũng như những bài học kinh nghiệm cả một nhiệm kỳ Đại hội của bà con họ Đồng Việt Nam. Tôi chỉ nói đôi điều về cảm nhận của tôi qua thực tiễn tham gia hoạt động cùng tộc họ và xin mạn phép coi đây như bài viết “Tiến tới Đại hội đại biểu họ Đồng toàn quốc lần thứ 2” vào đầu năm 2021 của một người họ Đồng đã ở tuổi U80.
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2019
Đồng Minh Sơn
Phó Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
© Ghi rõ nguồn "Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương: http://hodongba.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.