Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương

https://hodongba.vn


Phân biệt đền thờ, miếu mạo, đền phủ thờ ai?

Vào ngày đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa cầu an. Đình, đền, chùa, miếu mạo ...là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai.

Vào ngày đầu năm, người Việt thường có phong tục đi lễ chùa cầu an. Đình, đền, chùa, miếu mạo ...là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai. Lịch vạn niên 365 xin đưa ra một số thông tin cơ bản để mọi người có thể có kiến thức cơ bản để khi đi lễ cầu an có thể phân biệt và biết về vị Phật, Thánh nhân mình đang cầu lễ và có ứng xử tương ứng thể hiện qua văn khấn để nhận được công đức viên mãn.

Đền?

Đền Kiếp Bạc

Là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.

Nếu tụng Kinh là nghi lễ quan trọng khi lễ chùa thì hiện nay Hầu Đồng và hát chầu Văn là các nghi lễ chính trong nghi lễ cúng đền, phủ (tuy nhiên nghi lễ này chỉ do những Thanh Đồng (tức những người có căn quả hợp để hầu Thánh và Mẫu). Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì Hầu Đồng chính là nghi lễ mà các Thanh Đồng được Thánh giáng đồng (nhập xác) thông qua các giá hầu để ban phát phúc, lộc cho mọi người)

Bái trí trong đền thì thông thường ban ngoài cùng sẽ là ban tứ phủ công đồng (có Ngọc Hoàng bệ hạ, Nam Tào, Bắc Đẩu và các quan trong tứ phủ, tam tòa trong đạo thơ Mẫu và thờ Thánh là tín ngưỡi bản địa của Việt Nam) trong hậu điện mới thờ vị thánh, thần ngự tại đền. Người đến cúng đền nên tìm hiểu về danh tính, sắc phong, công đức và tiểu sử của vị thần, thánh ngự trong đền để kêu đúng danh tính của các ngài khi cúng lễ.

Theo tín ngưỡng dân gian, sắp lễ tại đền thì có thể cúng hoa quả, bánh trái, chè thuốc, trầu cau, nhang đèn (nến) và lễ mặn (chủ yếu cúng lễ mặn như rượu, xôi và thịt tại ban công đồng), sắp lễ tùy tâm không kể ít nhiều nhưng phải thành kính và sạch sẽ, đồ cúng tươi ngon (hoa tươi, quả tốt).

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Miếu? 

Là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.

Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…

Bài trí điện thờ trong Miếu đơn giản hơn trong đền, cũng có thể có 2 cung nhưng chủ yêu là 1 cung thờ, nếu kết hợp thờ Phật thì có ban Phật phía trước. Sắp lễ cúng Miếu cũng tương tự như cúng đền, riêng ban Phật chỉ cúng chay.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Chùa?

Là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật, đây là thờ Phật đồng thời là nơi ở sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Đây là nơi những tín đồ đạo Phật lui tới để nghe thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Việt Nam có một số chùa lớn như chùa Bái Đính, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương…Khi du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Bắc thì nhiều chùa còn xây dựng cả điện thờ Mẫu bên cạnh hoặc phía sau (đạo thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam)

Chùa Bái Đính

*Bài trí trong chùa

Chủ yếu có 3 ban thờ, chính giữa là ban Thượng Trụ Tam Bảo (ban Phật). Bên tay phải (hướng mặt đối với ban Tam Bảo) thông thường là ban Đức Thánh Ông. Bên tay trái (hướng mặt đối Tam Bảo) là ban Đức Thanh Hiền (một số chùa có thể thay thế bằng các vị thánh tăng khác, vd ở chùa Trấn Quốc thì bên tay trái là Quan Công). Cúng lễ Phật thì tụng kinh và thực hành theo kinh Pháp của Phật, làm nhiều việc thiện để gieo nhân lành là quan trọng nhất, không quá quan trọng lời khấn vì khi “tâm xuất, Phật biết”. Theo giáo lý của đức Phật thì họa hay phúc của mỗi người do chính mình tạo ra theo thuyết nhân quả. Thông qua kinh tạng, đức Phật sẽ giúp mỗi người tinh tấn, chuyên cần tu tập để thật sự thấm nhuần thuyết nhân quả và tự khuyến thiện, tự mình mang phúc đến cho mình và tự diệt họa cho mình  bằng chính hành động, lời nói và việc làm của mình trong cuộc sống hàng ngày.

>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

*Đi lễ Phật (hay lễ Thánh, Thần, Mẫu cũng thế)

Đều yêu cầu phải ăn mặc trang nghiêm, nói năng nhẹ nhàng thể hiện sự tôn kính ơn trên. Bất cứ ngôi chùa nào cũng có 3 cửa (tam quan). Khi đi vào chùa khuyên nên đi vào bằng cửa bên phải (phía bên ban đức thánh ông – ý nghĩa là bỏ mọi nghiệp ác và ra khỏi chùa bằng cửa bên tay trái (phải đức Thánh Hiền với ý nghĩa khuyến thiện – sau khi ra chùa làm thêm nhiều việc thiện). Lễ Phật tùy tâm và tùy hỷ, thông thường thì chỉ cúng chay (hoa quả, bánh trái, nhang, nến) chứ không cúng lễ mặn. Tiền công đức nếu có thì nên bỏ vào trong hòm công đức (ở 1 ban tam bảo hoặc đức Ông là được) không nên bỏ tiền lẻ dải ra các ban.

Đình?

Là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.

Ban đầu, đình là điểm quán để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến khoảng giữa thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng bắt đầu là nơi thờ thành hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.

Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã. Các ngôi đình nổi tiếng như Đình Bảng, đình Thổ Hà, đình Bát Tràng…

Đình Bảng

Phủ?

Thường là nơi thờ Mẫu - phủ Gầy, phủ Tây Hồ... một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ VVII.

Phủ Tây Hồ (Hà Nôi)

Quán?

Một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Tùy theo từng thờ mà có các dạng thức thờ tự khác nhau. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như của một ngôi đền thờ vị thần thánh cụ thể.

Như Bích Câu đạo quán thờ Tú Uyên, rồi đền thờ Từ Thức... Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thần Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng) - Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán... đều ở Hà Tây.

Bích Câu đạo quán

Am?

Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu - Hà Tây...) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng - Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân.

Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).

Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.

Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt.

Hương Hải Am (Chùa Thầy)

Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).

Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.

Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt củng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn rất nhân văn của người Việt.

Nguồn tin: lichvannien365.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây