Thực hư việc làm lễ cưới cắt duyên cho cặp sinh đôi một trai một gái?
- Thứ ba - 12/07/2016 22:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1./ Từ câu chuyện đình đám của người Thái Lan
Mấy ngày hôm nay, những bức ảnh đám cưới đẹp như thiên thần của cặp song sinh mới 3 tuổi đến từ Thái Lan đang gây “bão” trên mạng xã hội.
Đám cưới này diễn ra tại tỉnh Nakhonsawan, Thái Lan hôm 21/11/2015, tại nhà riêng. Chú rể của đám cưới, bé Petai Angdechawat, đã cưới chị gái song sinh của mình, Paillin. Cả hai mới tròn 3 tuổi. Đám cưới còn gây sốc với công chúng địa phương khi gia đình sẵn sàng chi món tiền “khủng” cho sự kiện này.
Trong đám cưới, “chú rể” Petai đã mang theo sính lễ gồm tiền mặt và vàng có giá trị lên đến 3 triệu bath (khoảng 2 tỷ đồng) để cầu hôn “cô dâu” Paillin.
Lý giải cho đám cưới “kỳ quặc” này, cha mẹ của hai em bé nói rằng họ phải tổ chức đám cưới xa hoa, lộng lẫy như vậy vì muốn cắt“tiền duyên” của hai em bé.
Được biết, trong văn hóa của Thái Lan, song sinh khác giới không phải điều tốt lành. Người ta tin rằng, cặp song sinh khác giới kiếp trước từng là người yêu nhưng bị ngăn cấm nên không đến được với nhau. Cặp đôi đó sẽ được đầu thai thành anh em song sinh trong kiếp sau nếu lời cầu nguyện đến được với Chúa.
Do đó, việc gia đình tổ chức đám cưới cho anh em sinh đôi là làm lễ cắt duyên cho hai bé. Họ lo sợ rằng nếu không làm vậy, nếu em bé sẽ rất khó nuôi, lớn lên có thể bị hạn chết trẻ.
2./ Đến câu chuyện lo âu của người Việt:
Không chỉ riêng Thái Lan mà trong văn hóa của một số quốc gia Châu Á khác như Trung Quốc, Việt Nam cũng như vậy. Theo quan niệm dân gian, một bé trai và một bé gái sinh đôi là do kiếp trước duyên nợ không thành nên kiếp này cùng đầu thai để được “sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm” và được ở bên nhau. Do vậy, mọi người phải làm lễ cắt tiền duyên cho 2 đứa trẻ. Nếu không, chúng sẽ rất khó nuôi, dễ chết trẻ. Và lớn lên “không lấy được vợ, được chồng”. (?!)
Trường hợp của chị Lâm Phương Lan (22 tuổi – Long Biên, Hà Nội), tháng 8 vừa rồi chị mới sinh một cặp sinh đôi được gần 2 tháng.“Nhiều người bạn của tôi đã nói rằng tôi may mắn khi chỉ chịu đau một lần mà sinh được 2 thiên thần, đã vậy còn một trai một gái. Nhìn 2 con, tôi cũng thấy mình quả thật là một người mẹ may mắn”. Chị nói.
Hai con chị, khi mới sinh thì hai bé rất ngoan, cứ ăn rồi lại ngủ. Thế nhưng một tuần trở lại đây, hai cháu liên tục ốm, hết húng hắng ho lại hâm hấp sốt. Trong người khó chịu nên các cháu quấy khóc suất. Vợ chồng chị phải huy động cả bà nội bà ngoại lên giúp đỡ vì luôn luôn phải bế 2 bé. Cứ đặt bé xuống giường, thậm chí chỉ cần ngồi xuống, bé đã khóc.
Bà nội, bà ngoại lên thấy hai cháu bị ốm thì bảo chị phải làm lễ “cắt duyên” cho 2 cháu. Theo quan niệm dân gian, một bé trai và một bé gái sinh đôi là do kiếp trước duyên nợ vợ chồng không thành nên kiếp này cùng đầu thai để được ở bên nhau. Các trường hợp như vậy phải làm lễ “cắt duyên” cho hai bé, nếu không các cháu sẽ rất khó nuôi. Đã có nhiều câu chuyện rất buồn về tình trạng khó nuôi của nhiều cặp sinh đôi, thậm chí có trường hợp một trong hai đứa bé sinh đôi còn mất sớm.
“Lo lắng, chăm sóc cho 2 đứa con ốm đã khiến tôi khá mệt mỏi, giờ lại lo thêm lễ cắt duyên càng làm tôi căng thẳng hơn. Thôi thì, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta nói như vây. Hiện tại, gia đình chúng tôi đang cố gắng chuẩn bị làm lễ cắt duyên. Bao gồm một lễ cắt duyên tượng trưng trên chùa và một đám cưới nho nhỏ cho 2 đứa. Mình làm vài mâm thôi, chứ không làm to như 2 bé bên Thái Lan mà báo chí đang đưa tin đâu. Còn hơi sức đâu nữa.” Chị than thở.
2./ Vậy các nhà nghiên cứu, nhà khoa học nói gì? Tổ chức đám cưới có thật cắt tiền duyên?
Cha ông ta có câu không phải ngẫu nhiên các con chọn nhà mình để về, chọn mình làm cha mẹ.
Trong kinh pháp cũng chỉ rằng con người đến chung một nhà là do nhân duyên và điều gì xảy ra đều có thông điệp của nó, nhiệm vụ của người làm cha làm mẹ là làm sao để trong lòng mình phát triển được rung động hiểu và rung động thương. Qua đó có những suy nghĩ, hiểu biết và ứng xử đúng nhất có thể để có được cuộc sống hài hòa.
Bình thường ai cũng biết việc sinh đôi rất là vất vả và hao tổn sức lực, rủi do cũng cao. Ngày nay y học hiện đại phát triển, các kiến thức hiểu biết về cơ thể vật chất cũng sáng rõ hơn nhiều nên việc dưỡng thai, sinh nở và nuôi con sinh đôi thuận lợi rất nhiều.
Liên quan đến trường hợp sinh đôi, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, ngoài cơ thể vật chất, con người còn có cơ thể năng lượng và trong cơ thể năng lượng ấy có rất nhiều cấu trúc năng lượng cấu thành như kén năng lượng hay bản ngã... tồn tại dưới dạng năng lượng ý thức đặc biệt.
Trẻ sinh đôi vốn có mối liện hệ chặt chẽ với nhau về năng lượng, đôi khi còn “dùng chung” các cấu trúc năng lượng của nhau, sử dụng lực của nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thực tế hay xảy ra là một trẻ ốm thì trẻ kia cũng ốm, trẻ này vui thì trẻ kia cũng vui. Người ta vẫn gọi là “thần giao cách cảm” giữa các cặp sinh đôi.
Ngoài ra, ở các vùng nông thôn xưa, có thể do khoa học chưa phát triển nên người ta có đúc rút kinh nghiệm quan sát cho rằng nếu song sinh cùng giới thì mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với song sinh một trai một gái. Thực tế ghi lại nhiều câu chuyện rất buồn về tình trạng khó nuôi của nhiều cặp sinh đôi, thậm chí có trường hợp một trong hai đứa bé sinh đôi còn mất sớm.
Để giải thích hiện tượng này cũng như bao hiện tượng khác trong đời sống mà khoa học lúc đó chưa có câu trả lời thỏa đáng, người xưa đã tìm đến những lý do “siêu hình” và đưa ra các biện pháp tâm linh làm yên lòng, giải tỏa tâm lý. Trải qua thời gian, ngày nay một số còn được lưu truyền đã trở thành phong tục, tập quán hay tục lệ.
Theo đó, việc làm lễ cưới để cắt tiền duyên cho hai trẻ cũng chỉ là một cách giải tỏa tâm lý mà thôi.
Để khắc phục vấn đề của các cặp song sinh, người ta còn có thể làm nhiều cách khác ví dụ như: "hướng tới thiền ngộ" hay "hực hành các biện pháp tu tâm", "sống tốt nghĩ thật" chẳng hạn.
Do biết cháu gái trong cặp song sinh nam nữ thường nội lực yếu và nguy cơ cao nên các cụ sử dụng nhiều “mẹo” luật tự nhiên trợ lực cho bé gái.
Ví dụ có gia đình thật tâm bế bé ra đường và xin “thần đường” cho lên nhà Trời (Thiên đình) học chữ (kiến thức), sau đó bế bé đi đi lại lại ba vòng rồi về (?!)
Và biện pháp duy nhất và tốt nhất là: lòng từ bi mang tính trị liệu.
Khi các cháu ốm khóc thì ý thức đầu tiên của người mẹ là cần trợ lực cho cháu, muốn thế thì tinh thần mẹ cần khỏe khoắn. Để tinh thần khỏe khoắn thì mỗi ngày bà mẹ dành khoảng 30 phút đến 1 giờ ngồi hoặc nằm thiền. Thiền giúp hệ thần kinh nghỉ và căng thẳng lo âu sẽ giảm, tất yếu nội lực bạn tăng.
Nội lực vốn chính là Phật tính, các rung chấn ấy mang hơi ấm của tình yêu chân thực làm cho các con hưởng lợi. Chúng hấp thụ và khỏe mạnh dần lên. Chính nhờ điều đó, con cái bạn tăng khả năng chuyển hóa thức ăn theo hướng lành mạnh. Các biện pháp y tế cũng phát huy tác dụng.
Nếu thực sự các bà mẹ vẫn áy náy về việc cần làm lễ cắt tiền duyên thì cứ làm, nhưng hành động ấy nên xuất phát từ năng lượng tình yêu, từ sự cân bằng bên trong chứ không phải là vì sự lo hãi, u mê quá mức./