Ý nghĩa của tiết “Tiểu Tuyết” ngày 22 tháng 11.
- Thứ ba - 12/07/2016 22:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1./ Các tiết khí trong một năm.
Tiết khí: là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Với cách chia đó, trong một năm sẽ bao gồm có 24 tiết khí.
Tiết khí có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tiết khi được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.
Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.
Tên và ý nghĩa của 24 tiết khí sẽ được hiểu như sau:
2./ Tiết khí Tiểu Tuyết?
Tiểu tuyết: là một trong 24 tiết khí của của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại.
Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Tiểu tuyết ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 240°
Theo quy ước, tiết tiểu tuyết là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 22 hay 23 tháng 11 tùy theo từng năm, khi kết thúc tiết lập đông và kết thúc vào khoảng ngày 7 hay 8 tháng 12 (dương lịch) khi tiết đại tuyết bắt đầu.
Tiết khí đứng ngay trước Tiểu tuyết là Lập đông và tiết khí kế tiếp sau là Đại tuyết.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Tiểu tuyết nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.
Ngày bắt đầu tiết Tiểu tuyết do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 22 hay 23 tháng 11 dương lịch.
3./ Ý nghĩa của tiết khí này nó đánh dấu mốc thời gian mà thời tiết bắt đầu thay đổi.
Đối với vùng Trung Hoa cổ đại, Tiểu Tuyết báo hiệu tuyết xuất hiện. Thời tiết trước đó đã vào Đông, với những cơn gió lạnh lẽo, thì sau ngày Tiểu Tuyết thời tiết càng lạnh hơn với hạt tuyết rơi.
Còn ở Việt Nam, không có tuyết, nên tiết khí này còn được gọi là tiết “Heo may”. Phải chăng báo hiệu những cơn gió heo may bắt đầu thổi? Thời tiết trở lên lạnh hơn, khô hanh hơn.
Một số hình ảnh thời tiết khi gió heo may về.
Tiểu tuyết cũng như 24 tiết khí khác trong năm. Nó như là một công cụ đo thời gian, thể hiện sự vận động, thay đổi thời tiết cũng như các mùa trong năm của cha ông ta xưa./