Thần tích làng Khê Khẩu (làng viên), tổng Vĩnh Đại năm 1938
- Thứ bảy - 05/03/2022 13:14
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Số hóa từ bản chép tay lưu tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hôi, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Khê Khẩu, le Avril 1938
Monsieur le Tri huyện
Chí Linh
Chúng tôi là tân cựu chức dịch huynh thứ xã Khê Khẩu, xin khai một vấn đề về việc hương tục như sau này:
I. Làng chúng tôi là làng Khê Khẩu (溪口), tên Nôm là làng Viên (員), tổng Vĩnh Đại (永玳), huyện Chí Linh (至靈), tỉnh Hải Dương (海陽).
II.
A. Làng chúng tôi thờ 3 vị Thần Thành Hoàng:
1. Đức Trần Hiển Đức
2. Vị Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh công chúa
3. Vị Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quân Anh Linh công chúa
B. Các ngài là nhân thần cả.
C. Sự tích các ngài căn do Đức Thánh Trần Hiển Đức ở về đời vua Trần Nhân Toob, cố phụ ngàu là Trần Hiển Công, cố mẫu là Lê Thị Đạt quán ở trại An Ssinh, huyện Đông Triều. Cố phụ, cố mẫu đến cầu tự ở chùa làng Bích Nham, sinh ra được ngài đẻ tài ngày 02 tháng 2 năm Nhâm Dần (tức là sinh nhật). Năm ngài 18 tuổi, cố phụ, cố mẫu chết. Sau ngài nhận chức Phó nguyên soái đại tướng quân. Ngài lấy 2 bà phu nhân (tức là vị Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh công chúa và vị Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quan Anh Linh), người ở tại Khê Khẩu, tức là làng chúng tôi bây giờ. Một bà làm đệ nhất phu nhân, một bà làm đệ nhị phu nhân. Rồi ngài làm định cư đồn sở ở làng chúng tôi. Sau ngài đi giệt giặc chém được người Toa Đô và người Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng (trận này ngài cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải làm nguyên soái). Sau khi diệt giặc tan, ngàu về dinh đồn ngài ở làng chúng tôi. Phụ lão dân chúng tôi bấy giờ, kêu tâu với ngài rằng: Từ khi ngài làm dinh đồn ở, vì uy ngài dân được yên nghiệp, xin lấy chỗ dinh đồn ngài làm chỗ thờ ngài về sau mãi mãi. Cả 3 ông bà đồng phối với nhau, rồi ngài bỏ tiền ra tậu ruộng để cho dân cúng tế ngài là Y Thần.
Đến ngày 16 tháng 10 năm ấy, cả 3 ông bà đang ngồi trong dinh đồn, tự nhiên phong vũ, sấm sét ào ào, tối tăm mù mịt, có một dải bạch vân hình như tấm lụa vàng ở từ trên trời kéo xuống vào dinh đồn ngài, ngài và 2 phu nhân đường cùng ngồi với nhau. Cùng theo đám mây ấy mà hóa đi mất. Sau dân biết, kêu tấu đến vua, vua phong cho ngài là “Bản Cảnh Thành Hoàng Chiêu Linh Hiển Đức Hoàng Đế Thượng Thánh Đại Vương Thượng Đẳng Thần”, truy phong là “Linh Quang Hộ Quốc Bản Cảnh Hưng Uy Bệ Hạ Anh Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần”, chiếu dụ rước ra tận chỗ các ngài hóa ở làng tôi và phong cho đức đệ nhất phu nhân là “Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh Công Chúa”, tặng phong là “Nga Hằng Uyển Mụ Đoan Trang Trinh Thục Phu Nhân Tôn Thần”, phong cho đức đệ nhị phu nhân là “Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quân Anh Linh Công Chúa”, tặng phong là Huệ Hòa Linh Cảm Thục Riệu Ân Cung Phu Nhân Tôn Thần”, 2 vị đồng sinh tại ngày mồng 3 tháng 3.
Sự tích các ngài như thế, dân chúng tôi có sách:
+ Đời Hậu Lê thời vưa Thái Tổ, vị Dương Thần (vị ông) được sắc gia phong, hại vị Âm Thần (2 vị bà) được sắc gia phong.
+ Năm Tự Đức thứ 6, mỗi vị được biệt phong 1 đạo sắc gia tặng.
+ Năm Tự Đức thứ 33, 3 vị được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng về dịp ngũ tuần Đại Khánh vào năm Tự Đức thứ 31.
+ Năm Đồng Khánh thứ 2, ba vị được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng
+ Năm Duy Tân thứ 3, vụ Dương Thần được phong 1 đạo sắc gia tặng, 2 vị Âm thần được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng về dịp năm đầu Hoàng Thượng lên ngồi.
+ Năm Khải Định thứ 9, dị tứ tuần Đại Khánh, 3 vị đều được phong sắc gia tặng.
D. Làng chúng tôi từ thượng cổ đến giờ chỉ để thờ các ngài thôi.
E. Thờ các ngài bằng ngai.
III.
A. Đình nguyên xưa là một cái nghè, cũng thờ ngài, sau tu tạo lên đình. Nghè thờ các ngài bây giờ nguyên xưa chỗ ấy là nhà cửa của 2 vị Âm Thần.
B. Đình và nghè dân sửa sang mỗi ngày 1 thêm hữu vẻ và trồng câu cối đã to nhìn rất uy nghi.
C. Cấm không được để mồ mả, giết súc vật, chưa để đồ ô uế ở gần, không được cưỡi ngựa hay trâu bò đi qua cửa.
D. Đình, nghè chỉ riêng để thờ các ngài thôi.
IV. Trong năm có 3 sự lệ cúng tế
A. Ngày mồng 2 tháng 2 lệ sinh nhật đức Dương Thần.
B. Ngày mồng 3 tháng 3 lệ sinh nhật 2 vị Âm Thần.
C. Ngày 16 tháng 10, lệ hóa nhật 3 vị. Tế lễ từ ngày 15 đến 20, gọi là lệ vào đám.
V.
A. 3 lệ cúng tế kể trên, lệ nào cũng cúng tế bằng xôi lợn, hoa nghi, dầu, rượu, bánh quả. Từ ngày cải lương hương tục, đồ lễ có giảm đi ít mà thôi.
B. Đồ lễ ấy dân đã có rượng gọi là ruộng Thần Từ hằng năm giao luận thứ tếm đám cầy cấy lấy hoa lợi sửa biện.
C. Tế lễ xong thì đem biếu các ông lão từ 50 tuổi trở lên cái sỏ, biếu các người hành lễ (từ mạnh bái trở xuống) 1 cái lăm, còn đem quán phân hương ẩm suốt hương bạ.
VI. Những người dự tế lễ toàn là người có chân lận cựu chức dịch tùy theo vị trí cao thấp mà cắt cử vào công việc hơn kém. Tả văn đọc chúc thì Lý trưởng đương thứ.
VII. Trước ngày lễ và trong khi tế lễ, thì những người dự tế phải tắm gội sạch sẽ, kiêng ăn thịt chó và kiêng kỵ người có tang trở.
VIII. Lúc tế lễ mỗi người dự tế mặc 1 áo tế, đội mũ tế.
IX.
A. Dân chúng tôi kiêng mặc đồ sắc tía, sắc vàng.
B. Gọi nói phải kiêng chữ “Đức”, gọi là chữ “Đước”; chữ “Uy” gọi là chưa “Oai”, chữ “Phi”, gọi là chữ “Phai”.
C. Ai tế lễ lỗi, thì dân bắt lỗi 1 cơi dầu, 10 quả cau, trước tạ thần, sau tạ dân mà thôi. Ai không chịu nộp lỗi thì sau không được tế nữa, không được kêu ca oan uổng đâu cả.
X. Trong mấy năm gần đây:
1. Thay đổi về đồ cúng 2. Sự phân phát về kễ cúng
3. Chỗ thờ cúng 4. số người dự tế lễ
5. Sự trai giới 6. Sự kiêng kỵ về thần
Đều không có sự thay đổi gì cả.
Monsieur le Tri huyện
Chí Linh
Chúng tôi là tân cựu chức dịch huynh thứ xã Khê Khẩu, xin khai một vấn đề về việc hương tục như sau này:
I. Làng chúng tôi là làng Khê Khẩu (溪口), tên Nôm là làng Viên (員), tổng Vĩnh Đại (永玳), huyện Chí Linh (至靈), tỉnh Hải Dương (海陽).
II.
A. Làng chúng tôi thờ 3 vị Thần Thành Hoàng:
1. Đức Trần Hiển Đức
2. Vị Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh công chúa
3. Vị Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quân Anh Linh công chúa
B. Các ngài là nhân thần cả.
C. Sự tích các ngài căn do Đức Thánh Trần Hiển Đức ở về đời vua Trần Nhân Toob, cố phụ ngàu là Trần Hiển Công, cố mẫu là Lê Thị Đạt quán ở trại An Ssinh, huyện Đông Triều. Cố phụ, cố mẫu đến cầu tự ở chùa làng Bích Nham, sinh ra được ngài đẻ tài ngày 02 tháng 2 năm Nhâm Dần (tức là sinh nhật). Năm ngài 18 tuổi, cố phụ, cố mẫu chết. Sau ngài nhận chức Phó nguyên soái đại tướng quân. Ngài lấy 2 bà phu nhân (tức là vị Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh công chúa và vị Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quan Anh Linh), người ở tại Khê Khẩu, tức là làng chúng tôi bây giờ. Một bà làm đệ nhất phu nhân, một bà làm đệ nhị phu nhân. Rồi ngài làm định cư đồn sở ở làng chúng tôi. Sau ngài đi giệt giặc chém được người Toa Đô và người Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng (trận này ngài cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải làm nguyên soái). Sau khi diệt giặc tan, ngàu về dinh đồn ngài ở làng chúng tôi. Phụ lão dân chúng tôi bấy giờ, kêu tâu với ngài rằng: Từ khi ngài làm dinh đồn ở, vì uy ngài dân được yên nghiệp, xin lấy chỗ dinh đồn ngài làm chỗ thờ ngài về sau mãi mãi. Cả 3 ông bà đồng phối với nhau, rồi ngài bỏ tiền ra tậu ruộng để cho dân cúng tế ngài là Y Thần.
Đến ngày 16 tháng 10 năm ấy, cả 3 ông bà đang ngồi trong dinh đồn, tự nhiên phong vũ, sấm sét ào ào, tối tăm mù mịt, có một dải bạch vân hình như tấm lụa vàng ở từ trên trời kéo xuống vào dinh đồn ngài, ngài và 2 phu nhân đường cùng ngồi với nhau. Cùng theo đám mây ấy mà hóa đi mất. Sau dân biết, kêu tấu đến vua, vua phong cho ngài là “Bản Cảnh Thành Hoàng Chiêu Linh Hiển Đức Hoàng Đế Thượng Thánh Đại Vương Thượng Đẳng Thần”, truy phong là “Linh Quang Hộ Quốc Bản Cảnh Hưng Uy Bệ Hạ Anh Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần”, chiếu dụ rước ra tận chỗ các ngài hóa ở làng tôi và phong cho đức đệ nhất phu nhân là “Thiên Uy Thái Trưởng Từ Lanh Anh Linh Công Chúa”, tặng phong là “Nga Hằng Uyển Mụ Đoan Trang Trinh Thục Phu Nhân Tôn Thần”, phong cho đức đệ nhị phu nhân là “Hoàng Phi Trí Tuệ Bồ Quân Anh Linh Công Chúa”, tặng phong là Huệ Hòa Linh Cảm Thục Riệu Ân Cung Phu Nhân Tôn Thần”, 2 vị đồng sinh tại ngày mồng 3 tháng 3.
Sự tích các ngài như thế, dân chúng tôi có sách:
+ Đời Hậu Lê thời vưa Thái Tổ, vị Dương Thần (vị ông) được sắc gia phong, hại vị Âm Thần (2 vị bà) được sắc gia phong.
+ Năm Tự Đức thứ 6, mỗi vị được biệt phong 1 đạo sắc gia tặng.
+ Năm Tự Đức thứ 33, 3 vị được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng về dịp ngũ tuần Đại Khánh vào năm Tự Đức thứ 31.
+ Năm Đồng Khánh thứ 2, ba vị được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng
+ Năm Duy Tân thứ 3, vụ Dương Thần được phong 1 đạo sắc gia tặng, 2 vị Âm thần được hợp phong 1 đạo sắc gia tặng về dịp năm đầu Hoàng Thượng lên ngồi.
+ Năm Khải Định thứ 9, dị tứ tuần Đại Khánh, 3 vị đều được phong sắc gia tặng.
D. Làng chúng tôi từ thượng cổ đến giờ chỉ để thờ các ngài thôi.
E. Thờ các ngài bằng ngai.
III.
A. Đình nguyên xưa là một cái nghè, cũng thờ ngài, sau tu tạo lên đình. Nghè thờ các ngài bây giờ nguyên xưa chỗ ấy là nhà cửa của 2 vị Âm Thần.
B. Đình và nghè dân sửa sang mỗi ngày 1 thêm hữu vẻ và trồng câu cối đã to nhìn rất uy nghi.
C. Cấm không được để mồ mả, giết súc vật, chưa để đồ ô uế ở gần, không được cưỡi ngựa hay trâu bò đi qua cửa.
D. Đình, nghè chỉ riêng để thờ các ngài thôi.
IV. Trong năm có 3 sự lệ cúng tế
A. Ngày mồng 2 tháng 2 lệ sinh nhật đức Dương Thần.
B. Ngày mồng 3 tháng 3 lệ sinh nhật 2 vị Âm Thần.
C. Ngày 16 tháng 10, lệ hóa nhật 3 vị. Tế lễ từ ngày 15 đến 20, gọi là lệ vào đám.
V.
A. 3 lệ cúng tế kể trên, lệ nào cũng cúng tế bằng xôi lợn, hoa nghi, dầu, rượu, bánh quả. Từ ngày cải lương hương tục, đồ lễ có giảm đi ít mà thôi.
B. Đồ lễ ấy dân đã có rượng gọi là ruộng Thần Từ hằng năm giao luận thứ tếm đám cầy cấy lấy hoa lợi sửa biện.
C. Tế lễ xong thì đem biếu các ông lão từ 50 tuổi trở lên cái sỏ, biếu các người hành lễ (từ mạnh bái trở xuống) 1 cái lăm, còn đem quán phân hương ẩm suốt hương bạ.
VI. Những người dự tế lễ toàn là người có chân lận cựu chức dịch tùy theo vị trí cao thấp mà cắt cử vào công việc hơn kém. Tả văn đọc chúc thì Lý trưởng đương thứ.
VII. Trước ngày lễ và trong khi tế lễ, thì những người dự tế phải tắm gội sạch sẽ, kiêng ăn thịt chó và kiêng kỵ người có tang trở.
VIII. Lúc tế lễ mỗi người dự tế mặc 1 áo tế, đội mũ tế.
IX.
A. Dân chúng tôi kiêng mặc đồ sắc tía, sắc vàng.
B. Gọi nói phải kiêng chữ “Đức”, gọi là chữ “Đước”; chữ “Uy” gọi là chưa “Oai”, chữ “Phi”, gọi là chữ “Phai”.
C. Ai tế lễ lỗi, thì dân bắt lỗi 1 cơi dầu, 10 quả cau, trước tạ thần, sau tạ dân mà thôi. Ai không chịu nộp lỗi thì sau không được tế nữa, không được kêu ca oan uổng đâu cả.
X. Trong mấy năm gần đây:
1. Thay đổi về đồ cúng 2. Sự phân phát về kễ cúng
3. Chỗ thờ cúng 4. số người dự tế lễ
5. Sự trai giới 6. Sự kiêng kỵ về thần
Đều không có sự thay đổi gì cả.
© Ghi rõ nguồn "Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương: http://hodongba.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.