Kính thưa bà con trong dòng họ, nhân dịp đón Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2024, Ban Khánh tiết họ Đồng Bá xin gửi tới bà con các bài văn khấn do các nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Hán Nôm tu soạn, chỉnh lý để bà con thuận lợi cho việc thờ cúng tổ tiên Tết này.
Biết năm sinh là biết vợ chồng lấy nhau hợp hay không, khỏi cần đi coi thầy
Nhiều người trước khi cưới nhau thường đi coi thầy để xem cưới nhau có hạp hay không, nhưng từ nay mọi người khỏi cần phải đi coi thầy nhé, chỉ cần biết năm sinh là đủ.
Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, quan trọng vẫn là yếu tố con người. Nếu sống đúng như lời ông bà ta thường dạy: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê” thì đôi lứa dễ đi đến bến bờ hạnh phúc.
Vấn đề nguồn gốc và thời điểm xuất hiện ngôi đình làng từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa để tâm tìm hiểu. Mở đầu là nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên, trong một công trình nghiên cứu công phu về thành hoàng Lý Phục Man vào năm 1938, ông đưa ra giả thuyết: Đình vốn là hành cung của vua rồi sau mới thành đình làng.
Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, nhà thờ họ. Gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ.
Nhà có phả cũng như nước có sử, phả nhà để ghi chép thế thứ các đời theo hệ thống huyết mạch, trên dưới, mà thuật lại phân minh về bản chi, khiến cho muôn đời con cháu nhìn vào thì thấy rõ ràng như ở trước mắt…
Thật cảm động khi nhìn thấy từ gia phả những lời nhắn nhủ, răn dạy đạo đức của các bậc tổ tiên đối với con cháu cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa: "Con cháu nhà ta, ai nấy đều phải biết tôn trọng lời dạy của ông bà, phải lấy việc cày cấy, đọc sách, học hành làm nghiệp... phải lấy điều hiếu thuận làm đầu, thì sẽ hạnh phúc". Ngoài việc ghi chép đầy đủ lịch sử của gia tộc và thế thứ các nhánh, các chi của mỗi dòng họ, gia phả còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, các giá trị cơ bản của văn hóa làng, xã như gia đình, dòng họ đang giảm dần ý nghĩa đối với một bộ phận người dân.
Cho tới nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về vai trò của dòng họ trong đời sống nông thôn. Một mặt nhiều người cho rằng dòng họ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Theo họ, “tông tộc mới thật là hạt nhân cơ bản của làng mạc, của xã hội, là chỗ dựa tinh thần vững chắc và vĩnh hằng của từng cá nhân”1. Mặt khác, một nhà nghiên cứu đã trích dẫn quan điểm trên để không tán thành. Ông quả quyết rằng dòng họ thực ra không giữ vai trò quan trọng đến thế. Vai trò của nó dường như đã bị phóng đại, và theo lời ông, được đặt tới một vị trí quá mức2.
Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, dòng họ vẫn là một kiểu tổ chức xã hội có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác nhau của làng xã. Từ ngày đổi mới thì dòng họ dường như bị chìm lấp trong thời kỳ hợp tác hóa lại được phục hưng mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nhất là ở nông thôn
Dù vật đổi sao dời, thế giới luôn biến động nhưng tới bây giờ, vấn đề huyết thống, dòng họ vẫn là một điều thiêng liêng trong đó có vai trò quan trọng của Tộc trưởng.
Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào?
Từ nhiều thế kỷ, Tết cổ truyền của người Việt luôn là thời điểm nở rộ của những trò chơi dân gian vô cùng phong phú, mang bản sắc riêng của từng địa phương. So với những dịp khác, trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười.
Một năm, người Việt có Tết Nguyên Ðán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất, ngoài ra còn có rất nhiều lễ, tết đặc trưng khác.
Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay.
Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Không chỉ vào mùng 1, ngày rằm mà ngay cả vào những ngày mùng 1 tết người Á Đông vẫn kiêng kỵ chuyện giường chiếu, gần gũi nam nữ không mang lại may mắn
Hoa dâm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Theo truyền thuyết cho rằng, hoa dâm bụt thường dùng để nối về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ không chung tình, chung thủy
Khi đi ngang những con sông,suối,ao,hồ không rõ nguồn gốc tuyệt đối ko nên vứt đồ cá nhân mình xuống, nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại
Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Xông nhà, xông đất đầu năm (hay có nơi còn gọi là đạp đất) là tục lệ lâu đời ở Việt Nam. Xuất phát từ quan niệm người Việt mình quan niệm rằng, ngày mồng Một, ngày đầu tiên của một năm, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi
Người Việt có tục hái lộc từ ngàn xưa, vào thời điểm sau giao thừa, người ta thường đi chùa hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng là mang lộc chồi, mang sự sinh sôi nảy nở về nhà