Giới thiệu về thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Thứ năm - 07/07/2016 11:10
Chí Linh là một thị xã ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Thị xã có vị trí địa lí đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học v.v...
Giới thiệu về thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

1. Vị trí địa lý.

Chí Linh là một thị xã ở phía đông bắc tỉnh  Hải Dương, nằm giữa miền rừng núi phía đông bắc Bắc Bộ và miền đồng bằng của châu thổ sông Hồng. 
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Nam giáp các huyện: Nam Sách, Kinh Môn.
Chí Linh có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế. Có nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua: quốc lộ 18 là đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, chạy qua địa bàn huyện 20 km; quốc lộ 37 nối Chí Linh với thành phố Hải Dương và quốc lộ 5 nối Chí Linh với thành phố Hải Phòng; cũng  là đường vành đai chiến l­ược quốc gia từ trung tâm thị xã đi Bắc Giang. Về đ­ường thuỷ, thị xã có 40 km đ­ường sông với 3 con sông bao bọc là sông Kinh Thầy, sông Thương, sông Đồng Mai.
Những đặc điểm riêng về địa lý đã tạo cho Chí Linh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng.
Mùa xuân năm 981, An Lạc – Chí Linh được Lê Hoàn chọn làm một hậu cứ bảo vệ phòng tuyến chống quân xâm lược Tống.
Thời Lý và thời Trần, Chí Linh đều đ­ược đặt làm căn cứ quân sự trong thế trận phòng tuyến sông Cầu của Lý Thường Kiệt và thế trận quyết chiến chiến lược của Trần Hưng Đạo.
Đặc biệt  Vạn Kiếp với ba mặt núi non bao bọc, nằm sát sông Thương, ở phía tây bắc huyện đã trở thành đại bản doanh của quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287). Chính bọn giặc Mông – Nguyên cũng chọn Chí Linh làm bàn đạp để tấn công kinh đô Thăng Long. Nơi đây nhà Mạc cũng đã lập một căn cứ để chống lại tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh.
Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo (Thế kỷ XV) ở giai đoạn kết thúc, Chí Linh là một trong những tụ điểm liên hoàn quan trọng trong chiến dịch Chi Lăng – X­ương Giang (tháng 10 năm 1427) – Chiến dịch có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Năm 1789, khi đưa quân ra Bắc tiêu diệt giặc Thanh, Nguyễn Huệ đã cử Đô đốc Lộc chỉ huy một đạo quân theo đ­ường sông Thái Bình đến Lục Đầu giang chiếm giữ Chí Linh cùng một số vùng khác để chặn đ­ường rút lui của giặc.
Thời giặc Pháp mới sang xâm l­ược n­ước ta, nghĩa quân Đốc Tít (tức Nguyễn Đức Hiệu) đã chọn Chí Linh, Đông Triều, Kim Môn và các vùng lân cận làm căn cứ hoạt động chính.
Riêng Phả Lại – một vị trí án ngữ quan trọng bên sông Lục Đầu nằm ở phía tây của huyện đ­ược thực dân Pháp rất coi trọng. Ngày 20 tháng 2 năm 1884  tên trung t­ướng Mi- ô chỉ huy lữ đoàn Pháp khi vừa đặt chân đến Hà Nội, đã tổ chức chiếm ngay vị trí này. Ngày 5 tháng 4 năm 1890 giặc Pháp cho lập tiểu Quân khu Phả Lại,  đặt thủ phủ của đạo quan binh 1 ở đây để chống lại phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta ở Hải D­ương, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Cuối năm 1927 Hội Việt Nam dân quốc (lúc chư­a gia nhập Việt Nam quốc dân đảng) do Nguyễn Khắc Nhu- một nhà nho yêu n­ước đứng đầu cũng đã dự định tổ chức một cuộc bạo động nhằm đánh chiếm đồn binh Pháp ở Phả Lại - Bắc Ninh - Đáp Cầu để làm căn cứ phát triển lực l­ượng và xuất phát hành động. Từ cuối năm 1927 đến tháng 2 năm 1930 Chí Linh trở thành một trong những căn cứ hoạt động chính của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu lãnh đạo.
Đầu năm 1930 Phả Lại còn là một trong những điểm mà Việt Nam Quốc dân Đảng nhiều lần định tổ chức đánh úp bọn thực dân Pháp.
Cuối tháng 2 năm 1930 Nguyễn Thái Học bị bắt ở thôn Cổ Vịt-  xã Cộng Hoà,  Chí Linh là nơi chứng kiến những hoạt động cuối cùng của ng­ời lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng.
Như vậy về vị trí địa lý Chí Linh có nhiều thuận lợi trong giao l­ưu kinh tế , tiếp cận nhanh với thị trư­ờng trong vùng và cả nư­ớc; Về vị trí quốc phòng Chí Linh là ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ nên có một tầm quan trọng đặc biệt trong chiến l­ược phòng thủ quốc gia.
2. Điều kiện tự nhiên.
Hiện nay Chí Linh với tổng diện tích đất tự nhiên là 28.189,78 ha bao gồm cả đất đồi núi và đồng bằng phù sa.
Chí Linh đã có điều kiện tự nhiên thuận lợi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế rừng. Rừng Chí Linh có nhiều loại gỗ quý nh­ư : lát hoa, lim, sến, táu, giổi, thông. Ngoài ra rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật  quý như­: h­ươu, nai, hoẵng, tắc kè... Từ xư­a Chí Linh đã có nguồn cát (sa thạch) có giá trị lớn cho phát triển công nghiệp, tập trung nhiều nhất là ở Cổ Thành và Cộng Hoà.  Phường Cộng Hoà còn có mỏ đất chịu lửa, ở khu vực Văn Đức có mỏ than Cổ Kênh. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thực dân Pháp khai thác mỗi năm trên mười lăm vạn tấn.
Chí Linh còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên t­ươi đẹp, đã đi vào văn thơ sử sách các thời đại như­ núi Ngũ Nhạc, núi Phư­ợng Hoàng, sông Lục Đầu… đ­ược ghi lại trong cuốn Chí Linh phong vật chí:
Chí Linh trăm dặm cõi bờ
Ghi trong địa chí từ x­ưa rõ ràng.
Cách sông, đông giáp hiệp Sơn (San)
Tây Thanh Lâm huyện đồng bằng bao la
 Nam Thanh Lâm với Thanh hà,
Lạng Giang phía Bắc nhìn qua  bản đồ.
Giữa bẩy tổng có sông to,
Hà Nam, Hà Bắc lời xưa còn truyền
Sáu mươi lăm thôn xã cách liền
Nửa miền đồng ruộng, nửa miền n­ước non.
Và đặc biệt Chí Linh còn là nơi có rất nhiều di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng.
3. Quá trình thay đổi  hệ thống hành chính Chí Linh
- Từ thời Trần, Chí Linh có tên gọi là Bàng Châu hay Bàng Hà sau đó gọi là Phư­ợng Sơn, từ thế kỉ XV chính thức có tên gọi là Chí Linh cho đến ngày nay.
- Thời Lý, Trần, Chí Linh thuộc lộ Nam Sách
- Thời Lê Sơ, Chí Linh thuộc về Đông Đạo.
- D­ưới triều Mạc và suốt thời kỳ chiến tranh Lê, Trịnh – Nguyễn cho đến hết triều Tây Sơn, Chí Linh thuộc trấn Hải D­ương.
- Tháng 6 năm 1886, Pháp cho lập huyện nha Chí Linh trực thuộc phủ Nam Sách.
(Huyện lỵ tr­ước đây ở làng Tống Xá ở phía nam sông Kinh Thầy (Nay thuộc xã Thanh Quang huyện Nam sách). Đến năm Thành Thái thứ nhất (1889) huyện lỵ rời về làng Lạc Sơn (Thiên) nay thuộc xã Thái Học. Sau này thực dân Pháp cũng đặt phố Thiên thành trung tâm huyện lỵ.
Trư­ớc cách mạng tháng Tám năm 1845, Chí Linh có 61 làng và một khu phố , 7 tổng. Phả Lại là khu phố trung tâm buôn bán và cũng là trung tâm trại lính của chính quyền thực dân Pháp.
- Từ ngày 1 tháng 4 năm 1947 Chí Linh thuộc về liên tỉnh Quảng Hồng
- Tháng 11 năm 1948 thuộc về Quảng Yên, thời gian này toàn huyện có có 18 xã , 108 thôn và một thị xã Phả Lại (Trong thời kì chống Pháp Phả Lại là thị xã).
- Ngày 17 tháng 2 năm 1955   huyện Chí Linh trở về trực thuộc tỉnh Hải Dương. Tới tháng 3 năm 1957 ba xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội chuyển về Lục Nam (Bắc Giang). Toàn huyện lúc này là 15 xã, 102 thôn, 1 thị trấn Phả Lại.
- Ngày 12/2/2010 huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã Chí Linh. Hiện nay Chí Linh có 12 xã, 8 phường.
4. Di tích, danh thắng:
Trong quá trình phát triển dân tộc, mảnh đất nhỏ bé này để lại nhiều dấu ấn trong sử sách còn bởi có một bề dày về văn vật lịch sử. Chí Linh có các danh lam cổ tích “Bát cổ” qua sử sách như­:
1 Trạng Nguyên cổ đư­ờng
2 Thượng Tể cổ trạch
3 Tiều Ẩn cổ bích
4 Huyền Thiên cổ tự
5 Tinh Phi cổ tháp
6 Nhạn Loan cổ độ
7 Phao Sơn cổ thành
8 Dư­ợc Lĩnh cổ viên
Xét về giá trị lịch sử văn hoá, tám địa danh trên là quần thể di tích của Chí Linh đ­ược sử sách phong kiến công nhận từ thời  Lê. Song đi suốt bề dầy lịch sử của Hải Dương, ít có mảnh đất nào hội tụ các danh nhân và văn vật lịch sử như mảnh đất này.
Ngoài các di chỉ “Bát cổ”, Chí Linh còn có những địa danh đã đi vào  lịch sử nước nhà nh­ư Bến Bình Than – nơi các vư­ơng hầu tướng lĩnh nhà Trần mở hội nghị bàn kế sách kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần  thứ 2.
Bên kia là bến Bình Than, bên này sông là bến Nhạn Loan. Trên bờ sông có đền Gốm thờ danh tướng Trần Khánh Dư. Đây cũng là một di tích đã được xếp hạng quốc gia
Chí Linh có chùa Sùng Nghiêm – ngôi chùa cổ nhất trên đất Chí Linh…
Chí Linh có chùa Thanh Mai, nằm ở phía tây bắc của thị xã, nơi mang dấu ấn của thiền phái “Trúc Lâm tam tổ”, Ngôi chùa này  gắn liền với tên tuổi của vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm là Pháp Loa thiền sư. Khi viên tịch, ông đã hoá thân vào cát bụi nơi này, hiện nay tháp mộ của Pháp Loa thiền sư vẫn sừng sững trong khuôn viên chùa Thanh Mai.
Chí Linh còn có di tích lịch sử và danh thắng Côn Sơn, nơi vị tổ thứ ba  của thiền phái  “Trúc Lâm tam tổ” là Huyền Quang thiền sư tu hành, thuyết pháp Chùa Côn Sơn nằm trên núi Kỳ Lân. Nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp ng­ười anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Đền Nguyễn Trãi được xây dựng bên cạnh chùa Côn Sơn. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã được non sông đất nước tạc ghi. Nguyễn Trãi đư­ợc UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (1980).
Di tích Kiếp Bạc, gắn liền với thân thế, sự nghiệp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo - một trong mười vị tướng tài của thế giới. Đền Kiếp Bạc toạ lạc trên núi Rồng, nhìn ra sông Thương . Đây là một địa chỉ tâm linh từ mấy trăm năm năm nay cho muôn ngàn du khách.
Đền Sinh  hay đền Mẫu Sinh -  nằm trên núi Ngũ Nhạc thơ mộng, êm đềm gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Mẫu trong tâm thức người Việt.
Đền Hoá bên cạnh đền Sinh làm thành một quần thể di tích gắn với huyền thoại về Phi Bồng đại tướng quân, người có công lớn giúp vua Lý Nam Đế khởi nghĩa ở An Thảo chống quân Lương đô hộ. Vị thánh đã đem sự hiển linh của mình cùng khí thiêng sông núi nơi này giúp vua Lý Thái Tông chiến thắng quân Chiêm Thành, giúp  Hưng Đạo Vương chiến thắng quân Nguyên.
Ở phía đông nam của Chí Linh còn có quần thể di tích Đền Cả, Đền Cao, đền Bến Tràng, đền Bến Cả thờ năm vị tướng quân hoá thánh – năm anh em họ Vương – những ngư­ời có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống năm 981 bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Khu vực quanh đền là nơi đóng đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong sự nghiệp chống quân xâm lược. Để ghi dấu sự kiện lịch sử này, đền thờ vua Lê Đại Hành cũng được lập tại đây.
Ngoài ra còn phải kể đến các di tích nổi tiếng khác trên đất Chí Linh như  chùa Ngũ Đài Sơn (xã Hoàng Tiến) , Đình Chí Linh (xã Nhân Huệ),  Đình  Đọ Xá (xã Hoàng Tân) , …
Chí Linh vùng đất địa linh nhân kiệt với phong cảnh kỳ thú, có lẽ vì thế mà không ít danh nhân xưa đã tụ hội về đây: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An, Nguyễn Thị Duệ… Dẫu trải qua nhiều thời đại với những hưng vong, thăng trầm, mảnh đất này vẫn bừng lên khí phách của các bậc tiền nhân. Từ xa xư­a mảnh đất này dã được coi là danh lam cổ tự.
* Những di tích xếp hạng quốc gia:
-   Chùa Côn Sơn
-   Đền Kiếp Bạc
-   Đền thờ nhà giáo Chu Văn An
-   Đền Sinh - Đền Hoá
-   Đền Cao
-   Đình Chí Linh
-   Đền Gốm
-   Đền Quốc Phụ
-   Chùa Thanh Mai
-   Đền thờ bà Nguyễn Thị Duệ
* Những di tích xếp hạng cấp tỉnh:
-   Đình làng Thủ Chính (xã Đồng Lạc)
-   Chùa Ngũ Đài Sơn (xã Hoàng Tiến)
-   Đình và chùa Trung Quê (xã Lê Lợi)
-   Đền Khê Khẩu (xã Văn Đức)
-   Đình Chúc Thôn (xã Cộng Hoà)
-   Đình Phao Sơn (phường Phả Lại)
-   Nhà thờ Họ Vũ (xã Hưng Đạo)
-   Đình Chiền Dương (xã Cổ Thành)
5. Dân cư
Năm 2002 Chí Linh có 146.752 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,48%, cơ cấu dân số:
- Từ 1 đến 9 tuổi: 40.668 người
- Từ 10 đến 14 tuổi: 16.522 người
- Từ 15 đến 29 tuổi: 41.500 người
- Từ 30 đến 44 tuổi: 25.955 người
- Từ 55 đến 60 tuổi: 12.344 người
- Trên 60 tuổi: 9.718 người
Số lao động làm việc trong các ngành: 71.925 người, trong đó: lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 55.855 người; công nghiệp - xây dựng 7.767 người; dịch vụ 8.273 người. Lao động do cấp huyện là 65.558 người, trong đó: lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 54.019 người; công nghiệp - xây dựng 4.983 người; dịch vụ 6.556 người.
Chí Linh có 157.418 trong đó: nam 79.939 người, nữ 77,479 người.
Dân tộc Người
1. Kinh
2. Tày
3. Thái
4. Mường
5. Khơ Me
6. Hoa(Hán)
7. Nùng
8. Hmông
9. Dao
12. Ba Na
13. Sán Chay
14. Sán Dìu
15. Thổ(4)
153,843
303
19
46
51
1,094
93
5
25
6
68
1,784
81
6. Khí hậu
Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12°C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 (khoảng 37-38°C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, tổng tích ôn khoảng 8.2000, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng:
+ Khí hậu vùng đồng bằng phía nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng bằng trong tỉnh.
+ Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng.
7. Đơn vị hành chính
Thị xã có 20 đơn vị hành chính trực thuộc:
+ 8 phường:
- Phả Lại có 1.382,5 ha và 21.309 nhân khẩu.
- Văn An có 1.438,46 ha và 9.040 nhân khẩu.
- Chí Minh có 1.147,22 ha và 9.131 nhân khẩu.
- Sao Đỏ có 561,64 ha và 24.026 nhân khẩu.
- Thái Học có 781,34 ha và 5.408 nhân khẩu.
- Cộng Hòa có 2.648,52 ha và 14.663 nhân khẩu.
- Hoàng Tân có 1.055,03 ha và 6.844 nhân khẩu.
- Bến Tắm có 2.026,23 ha và 6.369 nhân khẩu.
+ 12 xã: Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Hoàng Tiến, Kênh Giang, Văn Đức, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc, Bắc An, Cổ Thành, Nhân Huệ, Hưng Đạo.
8. Tài nguyên rừng
Chí Linh có 14.470 ha đất đồi rừng, trong đó rừng trồng 1.208 ha, rừng tự nhiên 2.390 ha. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý, ước khoảng 140.000 m³, có nhiều loại động thực vật đặc trưng cung cấp nguồn dược liệu cho y học. Rừng trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
9. Tài nguyên đất
Tổng diện tích của Chí Linh là 29.618 ha, chia ra:
- Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%.
- Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%.
- Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%.
- Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%.
- Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.
Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ,
địa hình dốc bậc thang từ phía bắc xuống phía nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu vùng chính:
- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phái Bắc đồi núi
càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.
- Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung
bình từ 5- - 60 m, có độ dốc từ 10-150, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình quân + 2,5 m.
- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía nam đường 18, địa hình tương đối
bằng phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.
Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất thủy thành do phù sa sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
- Địa hình: cao 21%, vàn 47,2%, thấp 27,5%, trũng 4,3%.
- Thành phần cơ giới: đất thị nhẹ 42,2%, thịt trung bình 28,1%, nặng 29,7%.
- Độ chua: cấp I: 74,5%, cấp II: 15%, cấp III: 8%, cấp IV: 2,5%.
10. Tài nguyên nước 
Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thày, Thái Bình, Đông Mai bao bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km chạy qua những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nguồn nước của nhà máy điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự thuỷ 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.
11. Khoáng sản
Khoáng sản Chí Linh tuy không nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh trữ lượng 40 vạn tấn, sét chịu lửa 8 triệu tấn, đá, cát vàng xây dựng, mỏ than nâu trữ lượng hàng tỉ tấn.
12. Du lịch
Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến:
Chùa Côn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi.
Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là Đức Ông nổi tiếng về sự linh thiêng.
Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981.
Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.
Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa Thanh Mai là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992.
Đền bà Chúa Sao sa thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Đền cũng thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5 km.
Đền Mẫu Sinh thờ Mẫu, rất đặc biệt bởi được xây dựng trên lưng chừng núi Ngũ Nhạc với Hậu cung nằm trên một tảng đá lớn hình người phụ nữ đang nằm sinh con. Tương truyền Đền Mẫu Sinh là nơi sinh ra Đức Thánh hài nhi. Đền được tin là rất thiêng và là nơi khắp nơi về cầu tự.
Đền Khê Khẩu Thờ tướng quân Trần Hiển Đức, người gốc Kinh Môn, gia nhập nghĩa quân của Trần Hưng Đạo từ những ngày đầu tiên. Ông đã lập nhiều chiến công, đóng góp không nhỏ vào chiến thắng lần thứ hai và ba của quân Trần. Đặc biệt trong trận Bạc Đằng Giang. Đền Khê Khẩu, nằm tại làng Khê Khẩu (Làng Viên), xã Văn Đức.
Đền Quốc Phụ ở xã Chí Minh, thờ Trần Quốc Chẩn - một trong những danh tướng của nhà Trần.
- Chùa Ngũ Đài Sơn ở xã Hoàng Tiến - là di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh, thuộc cánh cung Đông Triều, chùa nằm dựa lưng vào núi Đống Thóc cao 293m, núi Hòn Phướn cao 531m(cao nhất tỉnh Hải Dương) có lịch sử cùng niên đại của am Bạch Vân - An Sinh, Đông Triều. Chùa có nhiều cảnh đẹp như Cổng Trời, Hòn ông Cóc, Hàm Long... Đứng trên Cổng Trời vào ngày thời tiết đẹp có thể nhìn ra tận Đồ Sơn, Hải Phòng, vịnh Hạ Long... Trên đỉnh Hòn Phướn là một thảo nguyên nhỏ, chỉ có cỏ tranh và thông, vào mùa Xuân ở trên này sương mù bao bọc, cảnh vật hư ảo rất đẹp.
Các di tích danh thắng và cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục Đầu Giang,... tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh, bên cạnh các di tích lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên còn có sân Golf Ngôi Sao Chí Linh. Hàng năm có nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch.
 
​​​ TRUNG TÂM THÔNG TIN NGƯỜI CHÍ LINH
+ Trang thông tin Người Chí Linh: www.nguoichilinh.vn
+ Fanpage Người Chí Linh: https://www.facebook.com/NguoiChiLinhHD
+ Fanpage Côn Sơn – Kiếp Bạc: https://www.facebook.com/ConSonKiepBac 
+ Fanpage Thành phố Chí Linh : https://www.facebook.com/TPChiLinhHD 
+ Người Chí Linh TV:  https://www.youtube.com/nguoichilinhtv 
+ Email: nguoichilinhhd@gmail.com 

Nguồn tin: nguoichilinh.vn

© Ghi rõ nguồn "Trang thông tin họ Đồng Bá, Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương: http://hodongba.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Câu đối trái
Câu đối phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây