Theo đó, dự án nhằm khai thác và chế biến than với công suất 150.000 tấn/năm để phục vụ trong nước, không xuất khẩu. Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 77,5ha, trong đó diện tích khai thác khoảng 60ha, khu công nghiệp và khu phụ trợ khoảng 17,5ha.
Trong cuộc họp mới đây giữa lãnh đạo tỉnh Hải Dương với Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trên địa bàn, về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hiển đã đồng ý chấp thuận chủ trương khai thác than tại xã An Lạc và Văn Đức, thị xã Chí Linh. Ông Hiển yêu cầu, cần công khai việc thực hiện dự án tại hai địa phương trên.
UBND thị xã Chí Linh phải phối hợp với nhà đầu tư cùng các ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền công khai, minh bạch, công bố thủ tục, quy trình khi thực hiện dự án.
Chủ đầu tư cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh ranh giới.
Sở TN&MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các thủ tục, quy định của pháp luật để hoàn chỉnh thủ tục triển khai dự án.
Mỏ than Cổ Kênh nằm trên địa bàn hai xã Văn Đức, An Lạc và phường Thái Học, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Người Pháp đã khai thác mỏ này từ năm 1920 và khai thác hết phần lộ thiên, có nơi sâu tới âm 40 m. Sau hòa bình lập lại, từ 1962 đến 1985, Xí nghiệp khai thác than Cổ Kênh đã tiến hành khai thác các lò cũ của Pháp để lại và mở thêm một số lò mới, sau 23 năm đã phải dừng khai thác vì nhiều lý do.
Theo báo cáo địa chất, mỏ than Cổ Kênh thuộc loại mỏ nhỏ, trữ lượng không lớn lại phân bố nhỏ lẻ nên ít có giá trị so với công nghiệp nhưng có ý nghĩa với địa phương. Dự kiến tổng trữ lượng than có thể khai thác tính từ cốt ±0 đến -300 m là 3,897 triệu tấn.
Năm 2013, UBND tỉnh Hải Dương đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương cấp giấy phép thăm dò, khai thác mỏ than Cổ Kênh để đáp ứng nhu cầu nhiệt năng phục vụ cho sản xuất của địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản còn lại, tạo việc làm cho người lao động.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn