Cách thực hiện cúng thôi nôi khi còn tròn 1 tuổi

Thứ ba - 12/07/2016 12:13
Cúng thôi nôi là một nghi lễ quan trọng cho bé mà bạn cần biết và chuẩn bị đồ cúng thôi nôi thật chu đáo để báo cáo với tổ tiên và các vị thần trong gia đình là bé đã tròn 1 tuổi. Cách tổ chức lễ thôi nôi cho bé...

Cúng thôi nôi là một nghi lễ quan trọng cho bé mà bạn cần biết và chuẩn bị đồ cúng thôi nôi thật chu đáo để báo cáo với tổ tiên và các vị thần trong gia đình là bé đã tròn 1 tuổi, đã bắt đầu tập đi những bước đi đầu tiên trong cuộc đời mình. Vì lễ cúng thôi nôi có từ rất lâu đời và đã trở thành nghi thức văn hóa đẹp đẽ của người dân Việt Nam cho nên bạn có thể dễ dàng tìm hiểu các lễ vật cũng như bài cúng cho ngày cúng thôi nôi cho bé nhà mình.

1./ Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi đối với trẻ

Từ "thôi" trong dân gian có nghĩa là dừng lại, bỏ đi. Và từ "nôi" là cái nôi, cái giường nhỏ để đong đưa trẻ chưa tròn năm. Vì vậy cụm từ "thôi nôi" có nghĩa là bỏ cái nôi, không nằm trong giường nhỏ bé nữa mà chuyển sang nằm giường lớn.

Một sự kiện lớn của con người, và ngày của sự kiện nầy sẽ trở thành ngày sinh nhật của mỗi người sau này.

Lễ thôi nôi cho bé là một trong các lễ có ý nghĩa rất quan trọng chào mừng bé tròn 1 tuổi Lễ cúng thôi nôi nhằm mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé. Trong văn hóa của người Việt thì đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng, thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho những đứa con yêu của mình.

 

Khi trẻ vượt qua 12 tháng đầu đời khỏe mạnh- từ khi sinh ra đến mốc thời gian này, bé học được nhiều bài học mới lạ và hòa nhập vào cuộc sống thế giới bên ngoài đầy sinh động thì các bậc cha, mẹ, ông bà đều vui mừng và tổ chức lễ cúng đầy năm, cúng cho con cháu mình vừa tròn một tuổi khỏe mạnh hày còn gọi là lễ cúng thôi nôi.

2./ Cách tổ chức lễ thôi nôi cho bé

Cúng thôi nôi theo ngày âm lịch.

Theo từng vùng miền thì có lễ vật cúng khác nhau nên có thể gia giảm tùy theo.

Về cơ bản, nhà có bao nhiêu bàn thờ thì đặt bấy nhiêu mâm:

Chuẩn bị lễ vật

* Mâm cúng thôi nôi gồm:

Lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè – xôi, vịt luộc cúng Bà Mụ – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có heo quay cúng đất đai thổ địa, thổ công, thổ chủ.

Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức ông. Cụ thể như sau:

- 12 chén chè đậu trắng nếu làm lễ thôi nôi cho cho bé trai (nếu làm lễ thôi nôi cho bé gái thì chè trôi nước) cúng 12 Bà Mụ.

- 13 dĩa xôi cúng 13 ông thầy.

- 1 con gà luộc.

- 1 ly rượu nhỏ (dùng để rưới lên hoa sau khi cúng).

- 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau nguyên, bình hoa tươi.

- Trái cây 5 loại quả (quả gì cũng được).

- 2 cây đèn cầy cúng sao + 3 cây nhang.

- 1 bộ đồ hình nam thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé.

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, việc bạn cần làm là chuẩn bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh phúc.

Thêm một nghi thức rất thú vị trong lễ thôi nôi của bé đó là nghi thức dự đoán nghề nghiệp tương lai của bé. Cha mẹ chuẩn bị nhiều đồ vật khác nhau xung quanh bé và cho bé tự lựa chọn. Niềm tin của cha mẹ về vật đầu tiên mà bé chọn sẽ dự đoán nghề nghiệp và tính cách tương lai của bé. Vật dụng được bé lựa chọn trước tiên được tin tưởng là sự lựa chọn nghề nghiệp và tính cách của bé trong tương lai.

* Mâm cúng ông Thần Tài, ông Địa gồm: 

- 1 Đĩa trái cây.

- 1 Chén chè (con gái cúng chè trôi nước, con trai cúng chè đậu trắng)

- 1 Đĩa xôi.

- 1 bộ tam sên: trứng, tôm, cua luộc, trong đó có 1 thứ to hơn chẳng hạn tôm nhỏ thì phải có 1 con cua to, mua không được cua to thì thay bằng 3 con cua nhỏ.

3 ly nước , hoa, nhang.

* Dưới bếp đặt 1 mâm cúng Ông táo:

-  Lễ vật cúng giống như mâm cúng ông Địa, Thần Tài.

* Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật:

- Hoa, trái cây, xôi, chè, nhang, nước …

3./ Nghi lễ cúng thôi nôi cho bé:

Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Trong nhà, bày 3 mâm cúng gồm mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; mâm cúng cửu huyền thất tổ và mâm cúng ông bà quá vãng (bao nhiêu bàn thờ, bấy nhiêu mâm cúng). Lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán mỗi địa phương. Kế bên (trên bộ ván hoặc bộ vạt) bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức ông.

Thực hiện lời khấn cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé mạnh khỏe, chóng lớn, ngoan hiền, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh phúc nghi thức dự đoán nghề nghiệp tương lai của bé.

Và sau đó, đặt đứa trẻ ngồi trước các vật dụng để trẻ tự chọn lựa. Dĩ nhiên là đứa trẻ sẽ bò đến và nhặt lấy những thứ mà nó thích. Trong dân gian tin tưởng là vật nào được trẻ chọn trước (cầm trước) đó chính là sự chọn lựa nghề nghiệp tương lai của trẻ. Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, giòng họ nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và hôn trẻ với tình yêu thương chân tình

Sau khi lễ cúng xong là thực hiện nghi thức “chọn nghề cho tương lai” của trẻ. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván, trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo, đất…

 

4./ Nghi thức đặt tên cho con

Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ. 

Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.

Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình. 

Sau tất cả các nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như các vị khách tham dự tiệc mừng./

Nguồn tin: lichvannien365.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Câu đối trái
Câu đối phải
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây